7. Cấu trúc của luận văn
3.1.2.1. Nội động từ
“Động từ nội động chỉ trạng thái hay hoạt động không tác dụng lên một đối tượng khác, mà nằm lại trong bản thân chủ thể hoặc tác dụng trở lại bản thân chủ thể của trạng thái hoạt động như: nghĩ ngợi, đau ốm, ngủ, nằm, đi, đứng, chạy... [3, 17]. Với thơ Đinh Hùng, nội động từ được tác giả sử dụng với sống lượng lớn nhằm trốn chạy vào cõi vô thức - một không gian lí tưởng thoát khỏi bể khổ - cuộc sống xô bồ giả tạo, kiếp người bơ vơ lạc lõng không tìm thấy chỗ dựa tinh thần lẫn vật chất khiến tâm hồn bị tổn thương và bi phẫn. Để giải thoát nỗi đau đời, Đinh Hùng gửi hết vào trong thi ca, lấy đó làm điểm tựa để tồn tại.
Đầu tiên là là động từ vui và buồn, hai cảm xúc trái ngược nhau của tác giả. Bắt nguồn từ nguyên nhân nhiều nguyên nhân khác nhau như hoa chung hơi thở của thời đại thơ Mới, xã hội lúc bấy giờ không như mong muốn và những mất mát lớn trong gia đình thì trong thơ Đinh Hùng, tâm trạng chiếm
đa số là buồn. Theo thống kê trong hai tập thơ Mê hồn ca và Đường vào tình sử thì từ buồn xuất hiện những 58 lần, sầu xuất hiện 63 lần còn vui chỉ xuất hiện 7 lần. Từ đó có thể thấy, trạng thái chi phối không gian trong thơ tác giả là cái buồn. Nỗi buồn cô đơn là cảm hứng của chủ nghĩa lãng mạn. Với thi nhâni, nỗi buồn ấy còn là cách giải thoát tâm hồn, là niềm mong ước được trải lòng với đời và với chính mình và cái buồn lan tỏa vào trong không gian vì
“người buồn cảnh có vui đâu bao giờ” (Nguyễn Du). Không gian tâm trạng đó có lẽ là một không gian nhung nhớ, nhìn cảnh nhớ người, nhớ kỉ kiệm: Vì ai giăng lưới để hồn vương?/ Hỡi những lòng xa muôn dặm trường/ Mấy buổi nhiều hoa, tôi nhớ lại/ Không sầu cách biệt cũng yêu thương. Tuy rằng có sự cách biệt lớn về không gian: cách núi, cách sông, “cách mây”, ở bên kia trời:
Người ở bên trời cách núi sông nhưng nỗi nhớ không vì thế mà vơi dần đi mà nỗi nhớ luôn khắc khoải trong lòng khôn nguôi. Tác giả luôn nhớ mong: “Một vườn cây mát có hoa hồng” nơi đầy ắp kỉ niệm và không những tác giả nhớ, nỗi nhớ đó cũng lan tỏa khắp không gian, tác giả nhớ, nơi đoàn tụ của gia đình cũng nhung nhớ: Khói chiều chắc hẳn đang mong nhớ/ Cả mái tranh vàng cũng nhớ mong... Cửa buồn chắc nhạt màu son cũ?/ Hỏi mấy tầng rêu phủ dấu giầy?. Không gian u buồn vì không ai ghé lại, rêu cũng phủ cả lối mòn. Người đợi chờ cũng hay gầy theo tháng năm, cũng tự vấn: Người ở bao xa, cách mấy trời?... Đã thấy xuân hoa nở trắng rồi, biết xa xôi là thế nhưng không để dứt hi vọng, hi vọng người sẽ về. Và cũng có lẽ người đã không còn nhớ nữa: Có lẽ người quên, tôi cũng đi/ Bến sông còn nhớ buổi phân kỳ/ Chiều kia, mây lại về man mác/ Người đã nhìn xa, chẳng nghĩ gì. Bến thì vẫn nhớ thuyền, vẫn man mác một mỗi buồn bao trùm vũ trụ, một nỗi buồn day dứt của tình yêu. Đã từng hạnh phúc dù không thề non hẹn biển nhưng lại sâu đậm, vương vấn cả một đời: Không sầu cách biệt cũng yêu thương/ Hỡi những lòng xa muôn dặm trường/ Bốn biển lênh đênh màu tưởng nhớ/ Chẳng
thề giăng gió cũng tơ vương (Dặm trường). Nỗi buồn như kết quả của quá trình lắng nghe tinh tế nhịp tuần hoàn vũ trụ và nỗi ngậm ngùi nhân gian. Ðó là tấm lòng tủi nắng sầu mưa mà nặng buồn sông núi.
Một tâm hồn mang quá nhiều nỗi buồn vì thế tác giả chỉ vui khi thoát khỏi hết những đau thương và trở về cội nguồn thiên nhiên, cội nguồn dân tộc. Cụ thể trong bài Người gái thiên nhiên, tác giả miêu tả nhan sắc tuyệt trần của người gái bằng tất cả tinh hoa của tự nhiên và sức sống tràn trề. Chính không gian làm nên cái đẹp và cái đẹp làm nên không gian, với không gian như cõi tiên như thế, tác giả bộc lộ niềm vui sướng của mình: Cảnh diễm lệ ngẩn ngơ hồn cầm thú/ Thôi dừng chân, xem Nhan Sắc lên ngàn/ Nỗi vui mừng nở trang ý phong lan. Vây nên có thể nói, chỉ có thiên nhiên mới mang lại sự bình yên và vui vẻ trong tâm hồn tác giả. Tác giả vui khi được hòa mình vào không gian thiên nhiên tươi đẹp như: Hôm nay chim yến vui ca/ Ran ríu bên sườn núi trắng (Âm hưởng) hay Xin em ngồi trên nhung cỏ/ Nghe suối ca vui nhịp nhàng (Xuôi dòng mộng ảo). Còn tất cả không gian ngoài thiên nhiên thì tâm trạng của tác giả chỉ là gượng vui mà thôi.
Thứ hai là từ lạc. Lạc có thể hiểu là không đi theo đúng đường hay không tìm được lối đi. Trong thơ Đinh Hùng, tác giả luôn cảm thấy mình cô đơn và lạc lõng giưa thế giới rộng lớn. Vì thế, từ lạc xuất hiện những 57 lần trong cả hai tập thơ Mê hồn ca và Đường vào tình sử. Lưu lạc giữa một không gian đô thị tùng túng: Tôi lạc hồn Xuân giữa Cố Đô (Cặp mắt ngày xưa) hay Lạc vào tục phố (Hoài niệm), tác giả sống trên quê hương những vẫn luôn thấy thiếu quê hương: Xa trời, lưu lạc hồn quê (Mái tóc viễn phương). Trong bóng tối dày đặc của tương lai, trong niềm khao khát của tuổi trẻ, trong hoàn cảnh ê chề của địa ngục trần gian, thi sĩ nhắm mắt lại rồi ru hồn thoát du vào mộng ảo. Mỗi lần bên ánh dạ đăng là mỗi lần nhà thơ trốn khỏi xác phàm chứa bao hệ luỵ, cho tâm linh mê mải theo dòng hoang tưởng
đưa ông tới miền hoan lạc, cõi vĩnh hằng, cõi mộng: Ta lạc vào trong tiểu thuyết xưa (Gặp em Huyền Diệu). Lạc vào cõi mộng, tác giả vẫn cảm thấy cô đơn: Trở giấc bơ vơ hồn lạc quốc (Huyền sử) không tìm được quê hương mình, hay Mình ta lạc mộng, đứng trong sầu (Vô thường). Vì thế, tác giả lại đi tìm một không gian khác để xoa dịu tâm hồn, không chỉ là cõi mộng mà còn là cõi tiên: Ta đi, lạc xứ thần tiên (Gửi người dưới mộ) và cõi âm: Đây chiều thơ lả lướt/ Khúc cầu hồn lạc âm (Cầu hồn).
Thứ ba, là đi. Từ đi xuất hiên 80 lần, trong hai tập thơ Mê hồn ca và
Đường vào tình sử. Không thể chấp nhận, thích nghi với lối sống đô thị, tác giả luôn cảm thấy cô đơn khi đứng trước không gian mình chán ghét, Đinh Hùng luôn muốn thoát khỏi và đi đến một không gian phù hợp cho mình. Đó là nhưng nơi không có ánh đèn, không nhộn nhịp, chật chội như đô thị, nơi thoáng đãng, yên tĩnh đến nỗi mà tác giả có thể cảm nhận được hương vị của “gió mùa thu” thổi qua. Ở đó, tác giả có thể gửi gắm được tất cả hoài bão, hy vọng; gửi đi để mong có thể nhẹ nỗi lòng, để không vướng bận, không đau khổ. Không phải trần thế, đó là mổ nơi rất xa, vượt ra ngoài không gian: Tôi lánh trần ai đi rất xa... Từng bước trôi cùng trăng viễn khơi. Nơi đó là nơi thấp thoáng bóng em xinh đẹp, đẹp như kỉ niệm tác giả từng có: Dĩ vãng nào xanh như mắt em/ Chao ôi! màu tóc rợn từng đêm/ Hàng mi khuê các chìm sương phủ/ Vời vợi ngàn sao nhạt dáng xiêm (Một tiếng em). Mờ ảo trong sương mù, không gian trở nên lung linh với ngàn vì sao, với ánh trăng, với hoa lá, với hương thơm, có sông có biển,...và tất cả sự vật trong không gian như đang khắc họa nên bóng hình em. Còn gì cay đắng hơn khi thi nhân đang tồn tại trên cõi đời này nhưng lại không thể với tay chạm được vào hạnh phúc? Tâm trạng ấy làm xuất hiện giọng thơ lưu luyến, hoài tiếc khôn cùng. Muốn thoát khỏi tâm trạng đó tác giả lại đi, đi một cách vô thức. Vì chỉ cần thoát khỏi thực tại, tác giả đã thấy mở ra một không gian mới, một không gian
đầy hương sắc và có cấu trúc kì lạ: Trên đường ta đi/ Những đoá hoa nở mặt trời xích đạo/ Những làn hương mang giông tố bình sa/ Những sắc cầu vồng nghiêng cánh chim sa/ Và dĩ vãng ngủ trong hồ cẩm thạch/ Của đôi mắt sáng màu trăng mặc khách/ Thời gian qua trên một nét mi dài/ Núi mùa thu buồn gợn sóng đôi vai/ Dòng sông lạ trôi sâu vào tâm sự/ Chúng ta đến nghe nỗi sầu tinh tú:/ Những ngôi sao buồn suốt một chu kỳ/ Những đám tinh vân sắp sửa chia ly/ Và sao rụng biếc đôi tay cầu nguyện/ Ôi cặp mắt sáng trăng xưa hò hẹn/ Có nghìn năm quá khứ tiễn nhau đi/ Anh vịn tay số kiếp dẫn em về/ Nhìn lửa cháy những lâu đài mặt biển(Đường vào tình sử). Mặt trời nở trong một đoá hoa, giông tố nép mình theo một làn hương nhẹ, vũ trụ đổi toạ độ, chuyển mình theo một thái dương hệ mới, theo đó, mọi sự vật luân hoán thành một trật tự mới, trở thành bình đẳng và hỗ tương liên hệ. Trong thực tại, giữa mặt trời và hoa chỉ có tương quan một chiều, mặt trời di chuyển trên thế chủ động, hoa nở trên một vùng thuộc địa, trong hư cấu của thơ Đinh Hùng, tương quan chạy hai chiều, bình đẳng và thân ái. Hoa nở theo mặt trời; nhưng đồng thời tạo ý nghĩa cho mặt trời; không có hoa, không có sinh vật, thì mặt trời chỉ là một thực thể vô nghĩa, vì không có tương quan; từ đó, ta hiểu mặt trời đã tái sinh trong một đoá hoa. Thời gian cẩm thạch ngủ trong đôi mắt sau hành trình qua một nét mi: dĩ vãng không phải là thời gian đã mất, mà thời gian chiếm được, thời gian tư hữu hoá.
Ngoài ra, đó còn là những động từ miêu tả cuộc sống hòa nhập với cuộc sống tự nhiên. Cụ thể là trong bài Những hướng sao rơi: Từng buổi hoàng hôn xuống lạ kỳ/ Ta nằm trên cỏ lắng tai nghe/ Thèm ăn một chút hoa man dại/ Rồi ngủ như loài muông thú kia. Chỉ một đoạn thơ 4 câu mà đã có 4 nội động từ xuất hiện, bao gồm: nằm, nghe, thèm ăn, ngủ. Một trong những đặc điểm của chủ nghĩa tượng trưng là vai trò của các giác quan trong cảm nhận thế giới. Các nội động từ chỉ cảm giác xuất hiện dày đặc trong thơ Đinh
Hùng, là ấn tượng, cảm giác của ông đối với thế giới, đó là sự tinh tế và nhạy cảm. Chủ đề của thơ tượng trưng là tiếng nói của thế giới, là khát vọng tìm kiếm cái bí ẩn ở đằng sau, bao gồm bản chất thế giới, các hiện tượng của tâm linh con người, của thế giới cảm giác và vô thức. Đó chính là khát vọng đi tìm, khát vọng được đồng nhất với tự nhiên, từ đó nhận biết và kiến trúc nên thi giới Đinh Hùng.