7. Cấu trúc của luận văn
2.1. KHÔNG GIAN ĐÔ THỊ
Nền văn chương Việt Nam hiện đại được khởi sinh gắn với quá trình hình thành các đô thị thời thuộc địa, tính chất của đô thị hiện đại làm nên vai trò của nền văn chương mới. Lúc bấy giờ, văn chương gắn với tư bản in ấn, thương mại, truyền thông và trở thành một nghề, khác hẳn với truyền thống xem văn chương là một thú vui tinh thần tao nhã, một dạng tâm truyền tâm. Thực dân Pháp đã đưa vào nước ta một nền văn minh cơ khí tiến bộ hơn văn minh lúa nước, biến đô thị Việt Nam từ đô thị cổ truyền, trung tâm chính trị văn hóa thành đô thị hiện đại, trung tâm kinh tế. Kết quả là “nền kinh tế cổ xưa bị phân giải” nhường chỗ cho nền kinh tế phát triển theo hướng tư bản. Trên lĩnh vực văn hóa tinh thần, tác động của văn hoá phương Tây đã tạo sự thay đổi rõ rệt ở bề mặt xã hội, đó là sự thay đổi từ cơ sở văn minh nông nghiệp lúa nước sang văn minh tư sản công nghiệp và cũng là điều kiện dẫn đến sự chuyển đổi hệ tư tưởng, tâm lý xã hội. Ảnh hưởng của tư tưởng đó đã chi phối đặc điểm của thơ ca lúc bấy giờ. Từ đó, không gian đô thị cũng xuất hiện nhiều trong thơ ca, là đề tài đồng thời cũng là thuộc tính của văn chương hiện đại.
Với văn chương, sự hình thành cảm quan đô thị và tính đô thị (thường được đồng nhất với tính hiện đại) ở buổi đầu của quá trình đô thị hóa là một quá trình phức hợp cả thuận và ngược chiều. Sự không thông hiểu dẫn tới khước từ đô thị như một biểu hiện xa lạ của Tây phương ở một Việt Nam nông nghiệp dễ tìm thấy trong văn chương nhà Nho lớp cuối, phải thích nghi và trở thành một phần của cuộc sống trong sâu thẳm, vẫn có một sự chống trả, nổi loạn âm thầm. Tâm trạng Hoài cổ của Nguyễn Khuyến là biểu hiện rõ rệt nhất: Rừng xanh núi đỏ muôn ngàn dặm/ Nước độc ma thiêng mấy vạn người/
Khoét rỗng ruột gan trời đất cả/ Phá tung phên giậu hạ di rồi. Cái cảm giác “nực cười” và nỗi buồn man mác buông bỏ mây trắng về đâu nước chảy xuôi
khi nghe tin thực dân Pháp thúc dân Việt Nam đi làm đường sắt và khai mỏ ở khu vực Yên Bái, Lào Cai của Nguyễn Khuyến cho thấy sự xa cách giữa văn minh nông nghiệp và văn minh công nghiệp, giữa tư tưởng đế vương phương Đông và tư tưởng đế quốc phương Tây. Nhưng đến Tú Xương và Tản Đà, với những trải nghiệm đời sống đô thị rõ rệt hơn, đô thị trở thành đề tài trong sáng tác của họ, từ trào phúng đến trữ tình. Tú Xương đã nhanh chóng mang biết bao cảnh sắc và con người thành Nam quê ông vào trong tiếng cười của anh nhà Nho thất thế và mất gốc quẳng bút lông đi giắt bút chì. Tản Đà thì nhanh chóng rời mảnh đất quê hương đẹp đẽ: Nước gợn sông Đà con cá nhảy/ Mây
trùm non Tản cái diều bay (Quê nhà chơi mát cảm hứng) để xê dịch khắp miền đất nước, qua đó mà biết yêu cái “la ga Hàng Cỏ” và những chuyến tàu, mang “văn chương bán phường phố” mà bước vào con đường hiện đại hóa văn học. Sự xuất hiện của không gian đô thị trong thơ cũng thể hiện thái độ của các thi nhân. Đô thị trong thơ lúc bấy giờ luôn là những hình ảnh của phố phường ồn ào, đông đúc khác hẳn với không gian làng quê. Cụ thể như: Phố xá xôn xao, người nhộn nhịp/ Tìm em anh đâu có thấy em đâu [58, 68]. Hay trong bài thơ Ông đồ của Vũ Đình Liên là một phố phường đông đúc người qua kẻ lại: Mỗi năm hoa đào nở/ Lại thấy ông đồ già/ Bày mực tàu giấy đỏ/ Bên phố đông người qua. Sự xuất hiện của ông đồ gắn liền với vòng quay đều đặn của thời gian, cứ thế không thể khác. Nhưng hiện thực đã thay đổi, càng ngày người thuê viết càng vắng. Ngày trước, họ tấm tắc ngợi khen tài thì bây giờ vẫn những con người đó nhưng qua đường không ai hay; thân quen thành xa lạ. Tình thế đã đảo ngược, tình đời đã đổi thay. Ông đồ bỗng trở nên đơn côi, lạc lõng đến tội nghiệp giữa cái xô bồ, ồn ào của nền văn minh lạnh lùng kiểu đô thị. Xót xa thay, nét chữ như phượng múa, rồng bay ngày trước, giờ ngậm
ngùi vì bị chôn vùi trong lãng quên nên: Giấy đỏ buồn không thắm/ Mực đọng trong nghiên sầu. Ông và những người như ông dường như đang lỡ nhịp, lậc bước giữa mênh mông, gió cuốn, sóng xô của cơn bão táp đô thị hoá. Ông chỉ là cái bóng vô hồn, tiều tuỵ đáng thương của một thời tàn. Xã hội thay đổi làm con người cũng thay đổi. Vì thế, nên Nguyễn Bính thốt lên rằng van em em hãy giữ nguyên quê mùa, chối bỏ đời sống văn minh, mong muốn giữ nét chân quê, mộc mạc. Hay như Chế Lan Viên: Một ngày biếc thị thành ta rời bỏ/ Quay về xem non nước giống dân Hời (Trên đường về), rời bỏ thành thị và quay về tìm lại chính mình và dân tộc mình - một dân tộc với quá khứ anh dũng và huy hoàng, cùng những đền đài uy nghi, tráng lệ. Cùng quan điểm đó, thơ Đinh Hùng cũng thể hiện một thái độ quay lưng với không gian đô thị.
Cùng tâm trạng với các nhà thơ cùng thời, Đinh Hùng chán nản với hiện thực lúc bấy giờ với đời sống thay đổi, với các giá trị tư tưởng thay đổi và con người cũng thay đổi. Cộng với những nỗi đau mà Đinh Hùng phải gánh chịu, tư duy thơ của Đinh Hùng có phần bế tắc, bi quan, tất cả đều được ông phản ánh vào trong thơ. Đó là lúc không gian đô thị xuất hiện trong thơ Đinh Hùng và với mục đích là phản ánh tâm tư, tình cảm của mình trước hiện thực cuộc sống thì không gian đô thị luôn tù túng, chán ghét.
Trước tiên, đô thị như một chất xúc tác để nhà thơ bộc bạch nỗi buồn:
Phố khuya lọt ánh đèn vào tâm tư/ Nếp nhàu vai áo sang thu/ Xin em đừng khóc, gối mưa giận hờn/ Gầy hao lửa nến linh hồn/ Nhìn gương sợ bóng cô đơn lạ người/ Giật mình biển động mù khơi/ Gió mưa chợt vắng tiếng đời xót thương (Nếp áo sang thu). Tâm tư giấu kín của tác giả nay chỉ cần một ánh đèn
“lọt” của phố khuya vào thì dường như đã “soi sáng” rõ ràng. Trong đêm thu, cơn mưa làm mờ ảo đi không gian nơi đây: mưa to gió lớn, trắng xóa cả trời, “biển động mù khơi” nỗi nhớ thương người yêu như đốm lửa được ngọn gió đó thổi bừng lửa lớn. Từng hạt mưa rơi hay nước mắt em rơi? Cô đơn, đau khổ
giưa phố thị đầy ánh sáng làm thân thể và cả tâm hồn tác giả “gầy hao” đi. Mưa như người bạn tri kỉ để tác giả chia sẻ nỗi niềm, tác giả mượn cơn mưa để trút hết tâm tình trong lòng. Nâng chén tiêu sầu nhưng sầu lại càng sầu, tác giả:
Uống khô dòng lệ cạn nguồn chưa say/Rượu buồn thấm hạt sương bay, nỗi buồn thấm vào cả không gian, lan tỏa vào cả những sự vật vô cùng nhỏ bé và cuối cùng đến khi mưa tạnh gió ngừng thì cũng là lúc tác giả dừng xót thương cho mình, Gửi vào mưa gió những ngày em đi (Nẻo áo thu sang). Mong rằng em đi cũng mang hết nỗi buồn đi. Với không gian đô thị, biểu hiện cụ thể nhất có thể nói là một phố phường đầy ánh sáng, hoa lệ, thế nhưng tác giả không những không cảm thấy vui vẻ mà cảm thấy cô đơn với tâm tư nặng trĩu, cố níu giữ những hồi ức tươi đẹp nhưng đã dần mờ ảo bởi nỗi buồn và nước mắt:
Gió táp ba canh mộng thở dài/ Lùa mây bên gối, suối bên vai/ Cô đơn, tay níu trời khung cửa/ Đèn phố nhoà trong nước mắt ai?(Chớp bể mưa nguồn).
Tác giả đã chứng kiến sự đổi thay của cuộc sống ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường. Nhìn đời từ đôi mắt ngây thơ thì đối với cuộc sống mới - thị thành mới chỉ là những thứ mới lạ. Và tác giả lúc đó cũng như đứa trẻ khác luôn muốn thoát khỏi không gian lớp học nhỏ bé, gò bó để ra ngoài khám phá thế giới mới: Đời thấp thoáng qua học đường nhỏ bé/ Phố phường cuộc sống mới lên hoa/ Ta ngồi nghe những tiếng thị thành xa/ Hồn lơ đãng mộng ra ngoài cửa lớp (Khi mới nhớn). Rồi khi quê hương yên bình đã rời xa, tác giả hòa mình vào cuộc sống thành thị náo nhiệt rồi hụt hẫng, trống vắng vì không thể hòa nhập được với nơi đây. Vẫn là ánh trăng đó nhưng sao tâm trạng lại thay đổi: Trăng lên đầu phố vắng/ Ồ bóng ta say! mượn say để tỉnh, rồi tác giả cũng chợt nhận ra mình là thất lạc lõng giữa chốn đô thị đầy phồn hoa:
Lạc vào tục phố/ Nhịp bước giang hồ ca?. Qua cách sử dụng từ ngữ đi kèm với không gian đô thị thì ta đã thấy được thái độ của tác giả đối với không gian đó. Tục có nghĩa thói quen từ lâu đời trong đời sống nhân dân; vì thế
“tục phố” có thể hiểu là những thói quen ở phố thị được mọi người công nhận và làm theo. Lạc giữa không gian xa lạ với những thói quen trong đời sống cũng khác, đó là: những “ánh hoa đêm” - ánh đèn rực sáng, “những ca lâu”,... và tác giả dường như không thích nghi được với cuộc sống đó. Vì thế, tác giả dần hình thành nên tâm thế chối bỏ không gian đó và cho rẳng chính những “phố” đó đã làm mất đi văn hóa dân tộc, mất đi quê hương. Lạc lõng giữa “tục phố”, tác giả “tiếc thương” gì khi mất đi quê hương, mất cả tình yêu, mất đi người yêu: Lòng đã đi qua/ Biết bao quán trọ là nhà/ Ta tiếc thương gì quê hương đã mất?. Đã đi qua biết bao nhiêu nơi, cũng đặt hết “lòng” vào chốn đó mà nương tựa, đến nỗi tất cả đều dần trở nên quen thuộc nhưng chỉ có tâm thức là không thể đổi thay. Một không gian không có tình cảm, còn gì đâu đớn hơn là khi sống trên quê hương nhưng vẫn cảm thấy “thiếu quê hương”, bao nhiêu nỗi nhớ chồng chất, tác giả cô đơn nay càng cô đơn hơn. Con người cô đơn không gian cũng cô đơn: Ai về xa mãi cô thôn?/ Một mình trông khói hoàng hôn nhớ nhà (Bài hát mùa thu). Vì chính nơi đó, tác giả lại mất đi tất cả: Tôi mất Tình Yêu/ Tôi mất người yêu (Hoài niệm). Cô đơn và đau khổ với hiện thực, tác giả luôn hoài niệm về một quá khứ tươi đẹp và muốn khôi phục lại bằng thơ ca, hay nói như Đinh Hùng là “xây đô kì nghệ thuật” - “ảo phố” - một nơi mà tác giả có thể tự xây dựng theo cách nhìn, cách cảm của mình về “phố”: Lòng đã khác ta trở về Đô Thị/ Bỏ thiên nhiên huyền bí của ta xưa
(Bài ca man rợ). Trái ngược với thiên nhiên là đô thị. Bỏ không gian huyền bí trở về với không gian đô thị, tác giả mong muốn gì? Ngay từ lúc tác giả vừa bước chân về đây thì “lòng” tác giả đã khác đi rất nhiều, có lẽ là cảm giác chán ghét. Người hoang dã, mong muốn trở về với cầm thú, sự xao động trước tự nhiên, nỗi nhớ “người xưa” hay người cùng bộ lạc từ thuở xa xôi… tất cả đều là một sự tiếc nhớ bản chất tự nhiên. Những điều ấy được nêu rõ nét trong Bài ca man rợ. Bài ca man rợ nói về một người “thiên nhiên” về với
đô thị. Người thiên nhiên này mang dáng vẻ của rừng núi hoang sơ khiến “cả cõi đời kinh hãi”. Người rừng đứng trước đô thành với ánh mắt ngơ ngác: Ta ngẩn ngơ nhìn theo bóng ngựa xe/ Nhìn theo mãi đến khi đời lánh cả. Trước sự tấp nập đó, “ngẩn ngơ” nhìn mọi thứ đều xa lạ, tác giả như người mất hồn nhìn mãi vào một điểm cho đến khi nó biến mất, tan vào không gian. Từ không cảm xúc cho đến xót thương cho thế sự thay đổi, rồi căm hận thực tại:
Và ta thấy hiện nguyên lòng sơn dã/ Cảnh sắc này bỗng nhuộm máu tà dương/ Ta xót thương, ta căm giận, hung cuồng/ Ta gầm thét, rung mấy trời thế sự. Một không gian đô thị “nhuốm màu” tâm tư, đứng giữa đô thị mà chỉ thấy không gian thiên nhiên hiện về. Tác giả luôn tìm kiếm lí do thay đổi của hiện tại trong tư tưởng mình nhưng tìm hoài chẳng thấy: “Rồi dữ tợn, ta vùng đi khắp xứ/ Nắm hai vai người tục khách qua đường/ Lòng lạ lùng tìm ảnh với tìm hương/ Nhưng lẫn lộn chỉ thấy màu xiêm áo. Trong cơn giận dữ ấy, người rừng – thi sĩ đã hét lên như muốn kêu gọi đồng loại là những “tục khách”, đến với không gian đô thị đầy rẫy chán ghét như thế những lại thỏa hiệp được với cuộc sống đó, làm nên kiểu người gắn với đô thị. Vì thế, tác giả tức giận và thốt lên như muốn chối bỏ đồng loại: Ôi ngơ ngác một lũ người vong bản/ Mất tinh thần từ những thuở xa xôi!. Vong bản - một lũ người quên đi gốc rễ của mình, đây là một điều mà tác giả muốn phê phán quyết liệt; bởi vì mỗi con người phải có bản - bản thân, bản chất mang ý nghĩa nguồn gốc, dân tộc. Như quay cuồng trong xứ sở đó, tác giả khao khát có một điểm tựa, tìm kiếm một câu trả lời, một chút “hương” quen thuộc nhưng đáp lại tác giả chỉ có lạ lẫm bởi “màu xiêm áo”, không có lấy một chút quen thuộc để sưởi ấm tâm hồn tác giả: Ta về đây lạ hết các ngươi rồi/ Lạ tình cảm, lạ đời chung, cách sống. “Lạ” từ người đến tình cảm, cách sống cũng khác, không gian cũng khác, cuộc đời thật lạ với Đinh Hùng.
nhiên, ca ngợi sự hài hòa và muốn trở về với tự nhiên hoang sơ huyền bí. Thơ Đinh Hùng dựng nên một diện mạo đô thị và con người đô thị trong thế đối lập với tự nhiên và con người trong thế giới tự nhiên. Bài ca man rợ dựng lên khoảng cách giữa con người nguyên thuỷ - con người của tự nhiên và con người đô thị. Chính khoảng cách này đã tạo nên thế đối lập loại trừ lẫn nhau giữa đô thị và tự nhiên, con người đô thị và con người tự nhiên. Sự kháng cự đô thị của Đinh Hùng vô cùng quyết liệt và mạnh mẽ, không chỉ thể hiện ở thái độ chán ghét đô thị mà còn thể hiện trong hành động tiêu diệt, bạo liệt:
Rồi dày xéo lên sông núi đô kỳ/ Bên thành quách ta ra tay tàn phá. Sự tuyệt vọng đã khiến người rừng – thi sĩ ra tay tàn phá toàn bộ đô thành, để rồi quay trở lại với núi rừng dưới ánh hoàng hôn đỏ máu. Sự tàn phá này không phải sự phá hoại, đây là một sự tàn phá bằng tinh thần để chống lại các quy ước giả dối của con người.Con người đã lựa chọn tự nhiên, đi về phía tự nhiên, chối bỏ hoàn toàn thế giới giả dối, phản trắc của đô thị. Hình ảnh lẫm liệt của người nguyên thuỷ cuối bài thơ Bài ca man rợ đã khẳng định sự lựa chọn mạnh mẽ này: Ta thản nhiên đi, đi trở lại núi rừng/ Một mặt trời đẫm máu xuống sau lưng.
Vì thế, tác giả sống mà luôn nhớ về quê hương, luôn muốn trở về “quê tình”, nơi mọi thứ đều quen thuộc: Tôi từ thơ trẻ biệt lều tranh/ Rồi nhớn và yêu giữa thị thành/ Gió thổi bâng khuâng hồn cỏ dại/ Ngậm ngùi chợt nhớ luỹ tre xanh”(Lạc hướng mây Tần). Trái ngược với không gian đô thị đầy chán nản là một không gian quê hương tươi đẹp, nơi có: “Cải cúc bông vàng”,