Không gian cõi tiên

Một phần của tài liệu Mê hồn ca và đường vào tình sử để tìm ra các loại hình cũng như nghệ thuật kến trúc không gian trong thơ đinh hùng (Trang 65 - 68)

7. Cấu trúc của luận văn

2.3.2. Không gian cõi tiên

Xưa nay ai ai cũng ước mong thoát tục, thành tiên. Đã có không ít giai thoại ghi lại chuyện những người đã có duyên lạc vào tiên cảnh. Và cứ theo tầm nhìn, lối nghĩ thông thường, thì cuộc sống mà chúng ta đang sống là cảnh hồng trần lầm than, là bến mê, bể khổ, còn cảnh Bồng Lai, cảnh Thiên Đàng xin đợi tới lai sinh. Đinh Hùng không ngoại lệ, ông không tìm vui ở cõi trần thế mà bay lên cùng thiên nhiên để tìm cảnh lộng trời mây.

Đinh Hùng là người luôn đắm say trong những cảm xúc lãng mạn và tạo dựng cõi Bồng Lai, tự kinh ngạc trước vẻ đẹp thần thoại do chính tâm hồn mình tạo nên: Ngày xưa: bướm trắng, mây vàng/ Ta sống trong vườn tiên giới/ Bây

giờ lạc xuống trần gian/ Tôi đi tìm Bồng Lai mới (Tiếc bướm). Đinh Hùng tự nhận mình đã từng sống ở tiên giới, không gian đó tươi đẹp và thơ mộng, một khu vườn đầy hương sắc, có “bướm trắng”, có “mây vàng”. Nhưng bây giờ tác giả đã lạc xuống trần gian và có lẽ tác giả đã thấy được cõi trần là nơi đầy đau khổ nên tác giả phải tự mình tìm lại một chốn thần tiên mới để cư trú. Đó là chốn Bồng Lai- nơi có em, có tình yêu; chỉ có nơi đó, mới đem đến hạnh phúc cho tác giả. Thế giới tiên cảnh ấy vừa như mời gọi quyến rũ, lại vừa có chút dịu dàng, mơ hồ, đó là sự ngưỡng vọng về cái đẹp của cảnh tiên cùng các

nàng tiên nữ nơi tiên giới.

Thế nhưng, dù cảnh tiên có hấp dẫn đến đâu bởi vẻ đẹp của thiên nhiên chốn Bồng Lai thì những hình vẻ, màu sắc cùng những âm thanh du dương, gọi mời cũng sẽ trở nên hẫng hụt, thiếu vắng nếu thiếu vẻ đẹp yêu kiều của tiên nữ. Sự sống của tiên giới chính là đây. Sự xuất hiện của các nàng tiên là sự tưởng tượng của thi nhân trong cảm giác đầy thơ mộng. Với chốn Bồng lai tiên cảnh đó, nhân vật trữ tình em chính là một tiên nữ xinh đẹp: Em là tiên nữ diễm kiều/ Vin hái hoa trong vườn quý/ Dò theo những bước thương yêu/ Còn tôi đi làm thi sĩ (Tiếc bướm). Tiên nữ trong quan niệm của người Phương Đông thường được miêu tả có ngoại hình và vẻ đẹp thanh cao không dính bụi Trần, toả hương thơm dễ chịu. Họ được cho là người bất tử và trẻ mãi không già, có tâm hồn thanh cao trong sáng. Các Tiên nữ thường sống ở trên trời chỉ khi cứu nhân độ thế thì họ sẽ hạ phàm. Đúng thế, người tiên nữ đã đến và cứu tâm hồn của tác giả từ trong đau khổ, làm tác giả sống dậy với “thương yêu”, say mê trong không gian ấy rồi gửi vào trong thơ và trở thành “Thi sĩ”.

Không chỉ có “tiên nữ”, thơ của Đinh Hùng còn xuất hiện một số vị thần khác. Thần hay thần linh là hữu thể có tính chất thần thánh hoặc linh thiêng. C.Scott Littleton định nghĩa rằng thần "là hữu thể có năng lực lớn hơn người phàm, nhưng tương tác với con người, theo cách tích cực hay tiêu cực, mang con người tới một tầm mức nhận thức mới, nằm ngoài những suy nghĩ của cuộc sống phàm trần". Các thần thường được cho là bất tử, và thường được giả định có tính cách và sở hữu ý thức, trí tuệ, ham muốn, và cảm xúc nhưng thường là siêu phàm hơn của con người. Các vị Thần thường sống ở những nơi cách biệt với con người như rừng, núi, sông, hồ, biển, đất,... Từ vị trí vị Thần đó cai quản khu vực nơi họ sinh sống điều đó làm nên tên của họ ví dụ: Thần Rừng, Thần Sông,... Và trong thơ Đinh Hùng, các vị thần như Sơn Thần, Hỷ Thần xuất hiện gắn với những không gian huyền ảo: Trăng bỏ ta đi,

trăng ảo huyền!/ Mấy trùng biển lạ nhớ bình nguyên?/ Sầu ta đọng khắp trường giang thuỷ/ Vào cuộc tuần du lại đắm thuyền/ Ta hát lên trời muôn thuở trước/ Giờ đây còn lặng khúc giao duyên/ Hỷ thần lưu lạc về sông núi/ Người gọi hồn ai? hỡi đỗ quyên! (Lạc hồn ca 2). Nỗi sầu như bao trùm lên cả không gian, làm cho không gian trở nên khác la: ánh trăng thường xuyên xuất hiện nay không còn nữa, ánh trăng cũng ngầm ẩn dụ cho người yên của tác giả - đã rời xa tác giả, tạo nên trong lòng tác giả một sự mất mác vô cùng lớn. Mây trùng trùng bảo phủ cả bầu trời rộng lớn, biển cũng thay đổi theo, làm cho tác giả nhớ về “thuở trước”. Tác giả mong ước niềm vui đến, cụ thể hóa với hình tượng Hỷ Thần lưu lạc về nơi đây và làm cho không gian biến đổi trở nên huyền ảo với “hồn ai”. Hình tượng “đỗ quyên” cuối bài thơ cũng là tâm tình chôn sâu trong lòng tác giả - mong muốn được đoàn tụ của tác giả với người yêu.

Và như đã nói ở trên thì ở ba không gian trong thơ Đinh Hùng không bị giới hạn, tác giả có thể tự do thể hiện cái tôi của mình. Không tìm được sự tĩnh lặng nơi trần gian, tác giả đã tìm đến giấc mơ siêu thoát của cõi tiên để tìm lại sự trong trẻo của hồn mình, lắng tâm hồn về với những giá trị thanh cao đích thực của con người: Đi vào mộng những Sơn Thần yên ngủ/ Đôi hồn người tưởng gặp bóng cô đơn... Quên đi em, hãy sống đời cây cỏ/ Từng linh hồn dan díu với hương hoa/ Ta nhớ xưa: đêm thu rụng tiếng gà/ Trăng vĩnh viễn khóc thời gian tình tự/ Mây hay gió động nỗi niềm phong vũ/ Bẩy xứ Tình che lấp dáng khinh thanh (Trời ảo diệu). Cõi Tiên trong thơ Đinh Hùng chính là cõi thiên nhiên, ông cho rằng thiên nhiên không lừa dối ai bao giờ, bởi nó luôn mang lại cho con người cảm giác được “nhấm nháp” thú vui siêu thoát của lòng mình. Trong giấc mộng, tác giả lạc vào cõi tiên - nơi có Sơn Thần đang ngủ, mong muốn quên đi đau khổ để sống tươi vui, hồn nhiên như “cây cỏ” mà không phải lo nghĩ, nhung nhớ về ngày xưa. Thời gian là thứ một đi

không trở lại, ngoài tiếc nuối thì không còn cách nào khác để níu kéo. Thời gian cũng dường như hóa thành không gian: “trăng vình viễn khóc” về khoảng “thời gian tình tự” vui vẻ lúc trước, chỉ một cử chỉ nhẹ nhàng trong không gian như của “mây”, của “gió” cũng chạm vào “nỗi niềm phong vũ” của tác giả.

Cùng là không gian cõi tiên nhưng khác với không gian mơ ước của Tản Đà, đó là cõi trời, cõi tiên. Cõi tiên đối lập với trần thế ô trọc, phù vân, đó là cõi Tản Đà được hạnh phúc, sung sướng, có thể có mọi điều mong muốn. Trở về cõi trời là Tản Đà trở về với cội nguồn, bởi ông là Trích Tiên. Ông thổ lộ tâm trạng không phải với người trần thế mà là với những nhân vật ở cõi thượng thiên. Còn với Đinh Hùng, cõi tiên không phải là không gian mơ ước của ông và không gian cõi tiên cũng xuất hiện không nhiều. Từ đó có thể thấy, việc đưa cõi tiên vào thơ của ông chỉ nhằm thể hiện cái tôi tự do, phóng khoáng và tuyệt đối hóa vẻ đẹp thanh thuần của nhân vật em. Còn không gian mà ông luôn hướng đến, xuất hiện nhiều trong thơ ông là không gian cõi âm.

Một phần của tài liệu Mê hồn ca và đường vào tình sử để tìm ra các loại hình cũng như nghệ thuật kến trúc không gian trong thơ đinh hùng (Trang 65 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)