Trường liên tưởn g ngôn từ kiến trúc thế giới chiêm bao

Một phần của tài liệu Mê hồn ca và đường vào tình sử để tìm ra các loại hình cũng như nghệ thuật kến trúc không gian trong thơ đinh hùng (Trang 98 - 102)

7. Cấu trúc của luận văn

3.1.3.2. Trường liên tưởn g ngôn từ kiến trúc thế giới chiêm bao

Tạ Tỵ trong bài viết Đinh Hùng với cơn mê trường dạ đã nhận định: “Đinh Hùng, con người kỳ lạ xuất hiện trên thi đàn Việt Nam với vóc dáng quái dị của ngôn ngữ làm mê hoặc người yêu thơ” [68, 213]. Thơ Đinh Hùng chịu ảnh hưởng rõ nét thơ ca tượng trưng Pháp. Ngay từ những ngày còn ngồi trên ghế nhà trường, Đinh Hùng đã tỏ ra say mê Baudelaire, Mallarmé, Verlaine và đặc biệt Rimbaud không chỉ ở thơ ca mà ngay cả trong lối sống. Chàng trai ấy sớm mang dòng máu “nổi loạn”, “suy đồi” của Rimbaud, lại thêm bị chấn thương tâm lý do ám ảnh bởi những cái chết dồn dập của người thân khiến nhà thơ cảm thấy cuộc đời trở nên u ám, vô thường, mong manh, dễ vỡ. Hơn nữa, thế giới thực tại mà thi nhân đang sống chất chứa đầy cạm bẫy với những quan hệ thực dụng, mọi giá trị tinh thần, đạo đức đang bị băng hoại. Thế nên, ông quyết rũ bỏ thực tại để dấn thân vào con đường đam mê, nổi loạn mong tìm thấy sự tự do tuyệt đối trong tinh thần . Khám phá thế giới ở chiều bí ẩn,

huyền nhiệm và trong những mối liên hệ siêu việt giữa cái hữu hình và vô hình, giữa con người và thế giới. Phải nói rằng lầu thơ Đinh Hùng không xây trên mảnh đất trần gian mà kiến trúc từ những giấc chiêm bao tạo nên một thế giới siêu hiện thực. Ở đó, cái thực hoà vào cái ảo: Ngày xưa Xuân Diệu, Huy Cận, Nguyễn Bính... vẽ mộng để tô điểm thực tại, làm cho thực tại thơ mộng hơn; trái lại Đinh Hùng vẽ sự thật lên mộng, để mộng có vẻ gần thực tại hơn. Có thể nói, Kiến trúc là một ngành nghệ thuật và khoa học về tổ chức sắp xếp không gian, lập hồ sơ thiết kế các công trình kiến trúc. Và kiến trúc sư là người tại nên những công trình đó. Chung quy, thi giới của Đinh Hùng là một cảnh tưởng tượng nhưng nó đạt tới những nguyên lý cơ động thuần nhất nên ta có thể gọi là một hư cấu: Ôi kiến trúc một chiêm bao thần bí ( hồn ca). Và kiến trúc được xây dựng dựa trên những trường liên tưởng độc đáo. Cùng với những ám ảnh từ nỗi đau trong đời sống thực tại, “Đinh Hùng đã kiến tạo nên một thế giới thi ca dị biệt của tình yêu, xây dựng lên từ chất liệu của những cơn mê, những nỗi ám ảnh về hai cái chết của chị Tuyết Hồng và Liên” [48]. Hư cấu, giấc chiêm bao cố tình ấy, riêng trong Mê Hồn Ca, đó là một không gian; trong thời gian cơn mê sảng Mê Hồn Ca là sự hỗn độn. Chỉ có một cách xáo trộn trật tự của thời gian là đẩy hiện tại hoặc về quá khứ, hoặc về tương lai. Mà tuyệt đối của quá khứ là thời Thái-cổ, còn tuyệt đối của tương lai? Là cõi chết. Từ những nỗi khổ đau rất thật về cuộc đời và thân phận con người, Đinh Hùng đã đi tìm sự giải thoát cho kiếp người ở những miền ngoài cõi nhân gian: chốn địa đàng và địa ngục - một thế giới ảo – nơi không còn có tử biệt sinh ly, nơi mà Đinh Hùng sẽ gặp lại người con gái ngày xưa: Trời ơi! đây nguyệt vô biên/ Trong lòng người đẹp nằm quên dưới mồ! / Ta cười suốt một trang thơ/ Gặp hồn em đó còn ngờ yêu ma (Tìm bóng tử thần). Để giải mã thế giới, con người bằng cái nhìn “thấu thị” và tương ứng cảm quan, Đinh Hùng đã tạo ra những liên tưởng bất ngờ, độc đáo và đem đến

cho người đọc những trực cảm mới lạ. Từ đó, nhà thơ dẫn dụ độc giả xa dần cái thực tại hiện hữu để phiêu linh vào địa hạt hư ảo hòng tìm ra bản chất bí ẩn bên trong của sự vật: Thương ôi! Thơ lạc hồn phong nhã/ Ta đi gọi bóng ma sầu trong núi hoang vu... Mộng viết lên từng bản điếu tàng dài/ Lời văn thư kinh dị - Nghệ Thuật cười một tiếng bi ai/ Dáng thơ ơi! đây cung cấm tuyền đài/ Thơ tử sinh gào khóc/ Ta hoả táng Thiên Tài trước mộ Giai Nhân/ Đứng lên thôi! từ biệt tượng linh thần (Thoát duyên trần cấu). Đó là một giấc mộng với: hồn, bóng ma, điếu, tuyền đài, tử sinh, hỏa táng, mộ,... làm ta liên tưởng đến một cõi âm rùng rợn được xây dựng bởi những kiến trúc kì dị - sự gia hòa giữa nghệ thuật và ảo mộng. Trung thành với quan điểm nghệ thuật của thế giới tượng trưng, Đinh Hùng không sống trong đời thực mà sống trong thế giới đầy mộng ảo. Nhà thơ thả hồn mình vùng vẫy trong thế giới đó bằng những câu thơ kỳ lạ nhưng tuyệt đẹp: Đêm huyền diệu mênh mông hồi thể chất/ Dựng Mê Cung, ta bắc dịp phù kiều/ Lửa tinh cầu bừng cặp mắt cô liêu/ Nhịp máu đọng kiếp Vô Thường hiu hắt/ Này Biển Giác: mây trời nghiêm nét mặt/ Cây Từ Bi hiện đóa Ác Hoa đầu/ Hồn gặp Hồn, ai biết thiện căn đâu? (Tìm bóng tử thần). Một đoạn thơ ngắn nhưng xuất hiện dày đặc các từ và cụm từ chỉ thế giới tâm linh: Mê Cung, dịp Phù Kiều, lửa tinh cầu, cặp mắt cô liêu, Nhịp máu đọng, kiếp Vô Thường, Biển Giác, cây Từ Bi, đóa Ác Hoa, hồn, thiện căn.

Đó là thứ ngôn ngữ vang lên từ một tấm lòng yếm thế, một tấm lòng rời rã tự tình hướng đôi mắt nhìn sang cõi bờ khác lạ của chân trời mộng ảo. Cõi chết – Cõi Rùng Mình tuyệt đối – cũng tuyệt diễm như một Bồng Lai Mới.

Thứ hai, Đinh Hùng cũng như các nhà Thơ mới vì bất mãn trước thời đại, mang trong mình nỗi cô đơn, sầu mộng nên tác giả đã tự giam mình vào không gian thơ để sống một cuộc sống tự do và thực hiện được tất những ý định của mình. Trong bài thơ có nhan đề Ác mộng, thi nhân sử dụng rất nhiều ngôn ngữ thể hiện trạng thái điên cuồng, mê loạn: Đời tàn tạ em đừng ca hát

nữa/ Hội thanh bình, cuộc sống gượng vui thôi/ Ta muốn điên vì khóe miệng em cười/ Ta cuồng dại bởi nghìn câu em nói/ Nhan sắc ấy chớ nên tàn nhẫn vội/ Tình mất rồi! oán hận đã mênh mông/ Chớ thờ ơ! Ta nổi giận vô cùng/ Nhiều ác mộng hằng len vào giấc ngủ. Một loạt các từ cùng trường nghĩa chỉ trạng thái mê loạn có tác dụng nhấn mạnh thêm trạng thái bất an của thi nhân trước hiện thực xã hội lúc bấy giờ: điên, cuồng dại, tàn nhẫn, oán hận, nổi giận, ác mộng… Và việc tác giả muốn thực hiện nhất có lẽ là phục hưng quá khứ. Quay về quá khứ, sống hòa mình vào thiên nhiên với vẻ đẹp hoang dã, sơ cổ - thời nguyên thủy non nước sơ sinh. Thi giới Đinh Hùng kết tinh bằng Thiên Nhiên huyền bí, bằng dị thảo, kỳ hoa, biển Giáp, non Thần, bằng xuân phương thảo cũng như xuân tùng bách, nuôi dưỡng bằng một mạch sống mãnh liệt – hay mạch sầu bất diệt – đã nở thành những đoá hoa đẹp nhất trong lịch sử thi ca Việt Nam. Lấy cảm hứng về thời tiền sử, Đinh Hùng còn xây dựng nên mối tình lí tưởng giữa những con người thời hồng hoang sơ cổ, đó là mối tình thuần hậu, chất phác, không bị những lễ giáo khắc nghiệt hay những định kiến hẹp hòi trói buộc. Ở đó, thi nhân đóng vai người tiền sử, sống hòa mình vào thế giới tự nhiên để sống “đời cây cỏ”, xa lánh chốn đô thành tấp nập nhưng cũng đầy cạm bẫy: Bóng ta đi trùm khắp lối hoang sơ/ Và chân bước nghe chuyển rung đồi suối/ Lá cỏ sắc vương đầy trên tóc rối/ Ta khoác vai manh áo đẫm hương rừng (Bài ca man rợ). Trên mảnh đất của thế giới tượng trưng, thi nhân tình nguyện trở thành một con người sống nguyên lòng sơn dã, tìm về với thuở sơ khai và đi vào đời như đi trong ác mộng. Trở về thời Thái cổ, thi nhân lạc bước vào Hoa sử, nơi lưu giữ sự sống sơ khai, nơi bốn mùa xuân, hạ, thu, đông cùng hội tụ trong cái thiên nhiên bất biến.

Ngoài ra, với một xã hội bấy giờ đã “lụi tàn”: Đời hưng vong – ôi thành quách, lâu đài/ Tự thiên cổ đứng buồn soi đáy nước/ Vườn Lạc Hoa ngày nay không quen thuộc/ Ta ngủ trong tưởng vọng Đoá Hồng xưa (Hương trinh

bạch), Đinh Hùng lại một lần nữa xây dựng lại một thế giới tiếp nối thời tiền sử - nguyên thủy, đó là thời phong kiến - quân chủ trong cõi mộng với một kiến trúc của Thời đại Hoàng Kim bao gồm: cung điện, hoàng thành, lầu gác,... cụ th: Đem huyền diệu mênh mông hồi thể chất/ Dựng Mê Cung, ta bắc dịp phù kiều (Tìm bóng tử thần). Đinh Hùng đánh thức các vật vô tri, đưa chúng vào vòng tuần hoàn bất tận và Dựng Mê Cung để ru ngủ các vật hữu tri. Thi giới Đinh Hùng là trạng thái nhập nhoè của vật thể và bản ngã. Giá trị của một nhà thơ là giá trị của hư cấu do nhà thơ dựng lên từ ngôn ngữ và linh thị. Hư cấu có thể có hay không có tương quan với thực tại. Mang cái hu ảo là huyền diệu

để xây lại cầu, dựng cung điện làm nên một thế giới chiêm bao thần bí cho riêng mình, rồi đắm say trong không gian ấy với Mê hồn ca: Ta say ánh lửa tinh cầu/ Dựng lên địa chấn, loạn mầu huyền không.

Một phần của tài liệu Mê hồn ca và đường vào tình sử để tìm ra các loại hình cũng như nghệ thuật kến trúc không gian trong thơ đinh hùng (Trang 98 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)