KHÔNG GIAN SIÊU THỰC

Một phần của tài liệu Mê hồn ca và đường vào tình sử để tìm ra các loại hình cũng như nghệ thuật kến trúc không gian trong thơ đinh hùng (Trang 60 - 61)

7. Cấu trúc của luận văn

2.3. KHÔNG GIAN SIÊU THỰC

Trong sáng tác, không gian nghệ thuật là tiếng nói của con người về cái đẹp trong quan điểm thẩm mĩ của mỗi nhà thơ. Ở Thơ mới và qua Thơ mới, các nhà thơ vừa có thể tả chân, kí sự trực quan... lại vừa có thể khắc họa những mảng hiện thực tâm hồn đầy chất tượng trưng và siêu thực. Với các nhà Thơ mới, mọi rung động tình cảm, mọi mô hình nghệ thuật đều là sự thể hiện cái tôi nội cảm

cùng đời sống phong phú, phức tạp của nó. Với cái tôi nội cảm, khái niệm “thực tế” còn quá xa vời do người ta từng nói đến “cô độc” như là một căn bệnh của thi sĩ lãng mạn, người ta cũng nói đến những nhà thơ “sống giữa thế kỷ XX mà vẫn thấy mình như đang gò ngựa ở chốn xa xăm nào”, đấy mới là thực chất của một nhà thơ lãng mạn. Họ có thể mơ về một thuở vàng son, quá khứ nhưng lại bàng hoàng trước những sọ dừa, xương trắng với yêu ma. Cả hai không gian đó đều là mộng ảo, là tưởng tượng, là sự vận động của cái tôi đến tận bờ vực của cảm xúc. Sống trong thời đại mất nước, các nhà Thơ mới luôn cảm thấy cô đơn lạc lõng giữa cuộc đời. Hầu hết họ lẫn tránh thực tại. Nếu như Nguyễn Bính tìm về với không gian của thôn quê cảnh quê, Vũ Đình Liên tìm về không gian văn hóa xưa với những giá truyền thống, hay Xuân Diệu say đắm trong tình yêu thì Đinh Hùng lại muốn hòa mình vào không gian siêu thực.

Tác giả Nguyễn Bá Thành khẳng định: “Nói rằng các nhà Thơ mới ở ta, người thì thoát li vào cõi Tình, người thì thoát li vào cõi Mộng, cõi Tiên, người thì tìm về cõi Âm…nhưng chung quy lại, họ chỉ có một con đường là thoát li vào chính mình, tâm sự với mình, với một cái Tôi viết hoa thật là trọng vọng” [49, tr.181]. Sự giao cảm bí mật với vũ trụ, với thế giới tâm linh đã trở thành một đặc điểm của thơ tượng trưng và là một cảm hứng quan trọng trong thơ Đinh Hùng. Không gian trong thơ Đinh Hùng bao la rộng lớn đến tận cùng, đó là không gian của thiên đường, địa ngục, thể hiện sự cách trở xa xôi nhưng với thi nhân, những không gian đó không hề gây trở ngại bởi người thơ có thể tìm vui ngay trong thế giới của tử thần, tư do trong ba không gian. Cụ thể:

Một phần của tài liệu Mê hồn ca và đường vào tình sử để tìm ra các loại hình cũng như nghệ thuật kến trúc không gian trong thơ đinh hùng (Trang 60 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)