Không gian hoang dã

Một phần của tài liệu Mê hồn ca và đường vào tình sử để tìm ra các loại hình cũng như nghệ thuật kến trúc không gian trong thơ đinh hùng (Trang 54 - 57)

7. Cấu trúc của luận văn

2.2.2. Không gian hoang dã

Nếu như không gian tiền sử là ngược về quá khứ, thì không gian hoang dã là không gian thực tại tách rời với đô thị, nhà thơ tìm về những nơi hoang vắng xa xôi không có dấu chân người, hoặc chưa có sự can thiệp thô bạo của con người, đó là những vùng rừng núi, những làng quê thanh bình êm ả. Có lẽ Đinh Hùng đã yêu thế giới tự nhiên và yêu cái đẹp hoang dã trên cả mức mong muốn chiếm hữu. Ông viết về chúng như một thứ tôn giáo để tôn thờ, để khám phá bằng sự hòa hợp tâm linh. Chỉ có như thế mới mong thỏa mãn được những khát khao cháy bỏng trong tâm hồn tác giả.

Đầu tiên, đọc thơ Đinh Hùng, ta thấy ông bị ảnh hưởng bới các nhà thơ tương trưng Pháp, trong đó có Rimbaud nên quan niệm của Đinh Hùng và

Rimbaud có những điểm gặp gỡ. Rimbaud bỏ học và lang thang trên ruộng

đồng, mơ đến những hương hồn thảo dã: Như một đồng cỏ mướt/ Gieo xác chốn quên lãng(Bài hát từ đài cao nhất, Rimbaud). Rimbaud muốn gieo xác mình trên đồng cỏ mượt nguyên sơ cũng như Đinh Hùng muốn nằm trên cỏ xanh, ăn hương hoa dại và ngủ như bầy muông thú: Từng buổi hoàng hôn xuống lạ kỳ/ Ta nằm trên cỏ lắng tai nghe/ Thèm ăn một chút hoa man dại/ Và ngủ như loài muông thú kia (Những hướng sao rơi). Tác giả đã hòa mình vào thiên nhiên mơn mởn sức sống, “thèm” một cuộc sống như các “muông thú” đầy tư do. Sống trong không gian thiên nhên, tác giả không cần phải suy nghĩ điều gì cả. Thế giới tự nhiên trong Mê hồn ca mang vẻ tươi đẹp, mộng thơ, diễm lệ:

Cảnh diễm lệ ngẩn ngơ hồn cầm thú. Sự diễm lệ đó thể hiện rõ nét qua những hình ảnh “mùa xuân hoa lá”, “chiều hương lạ”, “dòng suối ngọt”, “núi đồi

xanh”. Ở đó có “hoa sao lay động dưới khe nguồn”, “có con hươu vàng điệp” bình yên “bên sườn núi”. Sự hài hoà giữa con người và tự nhiên trong thơ Đinh Hùng còn là sự hài hoà giữa con người và cầm thú.Trong Trời ảo diệu, Đinh Hùng từng kêu gọi: Quên đi em, hãy sống đời cây cỏ/ Từng linh hồn dan díu với hương hoa. Thiên nhiên là một thế giới bình đẳng giữa con người và ngoại vật, loài người trực tiếp giao hòa với thiên nhiên, đối thoại với tạo vật. Người thơ mặc áo linh hồn cho vạn vật, khiến chúng trở nên huyền bí, kỳ ảo. Thiên nhiên trong thơ Đinh Hùng thấm đẫm cảm xúc và suy tư của chủ thể trữ tình, khiến người ta như được chứng kiến thuở con người và vạn vật còn hoà đồng, còn nói chung một thứ ngôn ngữ. Đinh Hùng đã đưa người đọc vào một thế giới đầy màu sắc, ánh sáng, hương thơm, thanh bình như cõi miền cổ tích. Thế giới đó hiện lên đầy nguyên sơ, thuần khiết, đẹp đẽ: có ánh nắng, có cánh đồng, có rừng, có nước, có trời, có chim,... đó là sự liên ứng hài hòa giữa ba mảng không gian: mặt đất, bầu trời và dòng sông, điều đó đã mang lại sự thư thái trong tâm hồn và tác giả say đắm trong thiên nhiên: Loang loáng thuyền khơi vệt nắng chìm/ Trùng dương về bạc khắp đồng chiêm/ Một rừng nhiệt đới in lòng nước/ Tay với trời xanh, đụng cánh chim (Sóng nước đồng chiêm).

Cảm nhận được thiên nhiên luôn vẫy gọi, tác giả không ngần ngại tìm về nới đã từng “chung bóng” thuở ban đầu” như trong Tình ở miền sống núi tự do, về để hòa mình vào trời đất, gửi hết nỗi lòng của mình vào thiên nhiên, gửi cả nỗi buồn lẫn niềm vui rồi cất lên tiếng hát: Ơi hỡi thiên nhiên! lòng bốn bể/ Đã nguôi tâm sự giữa sông hồ/ Đất yêu, gửi đất niềm hoan lạc/ Tình đẹp hoa vàng hát tự do/ Ta hát trăng ngàn, mê cỏ dại/ Loạn ly nào cản gió phiêu du. Thiên nhiên bấy giờ đã trở thành người bạn tri âm, tri kỉ của tác giả, không ngần ngại bộc lộ tấm chân tình, tác giả không thể ngăn được tình yêu thiên nhiên đang trỗi dậy trong lòng bởi vì thiên nhiên quá đẹp và ông ngày

càng đắm say thiên nhiên: Ta say núi rừng/ Nước ngọc rưng rưng... Sông hồ trác tuyệt/ Núi non chưa già... Giang sơn kìa nguyệt bao la/ Ôi nguồn yêu vô lượng!. Hình ảnh thiên nhiên trong thơ Đinh Hùng được nhà thơ khắc họa một cách tinh tế. Mỗi một cảnh vật đều là tâm huyết của các nhà thơ, vì thế, bức tranh thiên nhiên này trở nên vô cùng sinh động, nó như mang trong mình tâm hồn của tác giả, đó là lòng yêu quê hương, đất nước thầm kín, thiết tha và tinh thần dân tộc sâu sắc. Đó là nỗi niềm, gắn bó với những nỗi buồn riêng thấm thía và đau khổ nhưng cũng mang theo nó hơi thở chung của thời đại. Đó một tâm hồn trĩu nặng ưu tư và sầu mộng. Đó là tiếng nói tâm tình của tầng lớp trí thức tiểu tư sản trước một thực tại không như mình mong muốn. Thời thế lúc bấy giờ đương lúc loạn lạc, tác giả mang trong mình một tình yêu quê hương nhưng lại bất lực trước thức tại và cách giải thoát mà tác giả lựa chọn đó là:

Gửi nỗi niềm vào trong thơ.

Không gian thiên nhiên cũng góp phần xây dựng nên tình yêu của Đinh Hùng. Là minh chứng khi mới yêu, là nơi hò hẹn, kỉ niệm và cũng mang tâm hồn người khi cũng đau buồn với sự chia ly trong tình yêu: Chim hồng về khu rừng cũ/ Xuân ấy hai lòng mới yêu/ Cùng hoa, bướm trắng sang nhiều/ Nắng thơm những chiều tình tự... Cỏ thơm mọc đã cao nhiều/ Cành mộng bao nhiêu hoa đỏ... Lá đỏ rơi trong rừng cũ/ Thu về, hai lòng còn yêu/ Đường tình trải một làn rêu/ Ngơ ngẩn hồn chiều tư lự... Chim buồn xa khu rừng cũ/ Đồi núi trập trùng cỏ rêu/ Hai lòng nay đã thôi yêu/ Có tiếng suối chiều nức nở/ Em không nghe mùa thu hết?/ Em không xem nắng thu tàn?/ Trời ơi! Giọt lệ này tan/ Là lúc linh hồn anh chết! (Xuôi dòng mộng ảo).

Cuối cùng, thiên nhiên được xem là thước đo của chuẩn mực cái đẹp trong bài Người gái thiên nhiên: Nàng nhớn lên giữa mùa xuân hoa cỏ/Ngoài thiên nhiên nở bừng thân mỹ nữ... Nàng là Gái-Muôn-Đời không đổi khác/ Bộ ngực tròn nuôi cuộc sống đương xuân (Người gái thiên nhiên). Sinh ra trong

nới đất mẹ thiên nhiên hoang dã, nàng như hội tụ tất cả tinh túy của tự nhiên bang tặng làm nên một sáng hình “mỹ nữ” tràn đầy sức sống, nhan sắc đang ở đỉnh điểm xuân thì làm cho vạn vật điều ngẩn ngơ.

Một phần của tài liệu Mê hồn ca và đường vào tình sử để tìm ra các loại hình cũng như nghệ thuật kến trúc không gian trong thơ đinh hùng (Trang 54 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)