Không gian tiền sử

Một phần của tài liệu Mê hồn ca và đường vào tình sử để tìm ra các loại hình cũng như nghệ thuật kến trúc không gian trong thơ đinh hùng (Trang 50 - 54)

7. Cấu trúc của luận văn

2.2.1. Không gian tiền sử

Thơ Đinh Hùng rất nhiều không gian, vì thế tâm hồn nhà thơ lúc nào cũng hướng tới trời cao, biển rộng để thoát khỏi không gian chật chội tù túng của xã hội đương thời và cũng để trở về cội nguồn thiên nhiên, cội nguồn dân tộc. Thơ đối với Đinh Hùng là phương tiện màu nhiệm để giao hoà, giao cảm với đất trời, với lòng người, là chiếc võng tâm tình giữa tâm hồn mình với bao tâm hồn khác. Nhưng trong cuộc đời cũ, nhà thơ khó tìm được niềm đồng cảm nên dễ rơi vào tâm trạng cô đơn. Vì thế, bên cạnh không gian đô thị, trong thơ Đinh Hùng còn xuất hiện không gian âm u của cõi tiền sinh, tiền sử. Đó những bước chân về nguyên thuỷ hoà nhập vào cõi vô cùng, tan vào thời sơ khai của vũ trụ với sự khốc liệt và dữ dội của cảm xúc.

Trong bản Tuyên ngôn tượng trưng, nhóm Dạ Đài viết: “Chúng ta chẳng nhận thấy rằng người ta đương gắng sức trả lại con người cái trinh bạch đầu tiên, trả lại con người cỏ cây huyền mặc, sông núi hoang sơ? Chúng ta hãy trở về cái bản năng mà thế tình che đậy. Hãy mơ những giấc mơ cầm thú. Hãy gợi lên những cõi sống âm thầm. Hãy đánh thức hư không, nghĩa là cả tấm lòng xưa man rợ [73]. Đến với thế giới thơ Đinh Hùng, chúng ta thấy thi nhân có một loạt các bài thơ lấy cảm hứng về thời tiền sử, thời “sông núi giao thần”và thiên nhiên còn nguyên màu hoang sơ, trinh bạch. Trong tập hồn ca của Đinh Hùng có riêng một mảng thơ được đặt tên là Nguyên thủy. Có thể nói, thời tiền sử trong thơ Đinh Hùng có một vị trí rất đặc biệt. Theo nhà thơ, con người hiện đại mỗi lúc mỗi xa rời nguồn cội, vì thế trở về thời tiền sử không chỉ là quay về với thời gian quá khứ mà hơn thế, đó còn là một cuộc hành hương để con người tìm lại nguồn cội của mình. Chối từ thực tại, nhà thơ đã dựng lên một không gian địa đàng như ước vọng. Ở đó, thiên nhiên không còn bị bóp méo, huỷ hoại, trở nên giả tạo theo kiểu hoa chăm, cỏ xén, lối phẳng, cây trồng (Thế Lữ) mà thiên nhiên vẫn giữ nguyên được vẻ đẹp hoang dã, cổ sơ của“Thời Thái Cổ”, đó là nơi có “hoa man dại”,dòng suối ngọt”, “bóng non xanh”, có “con hươu vàng điệp” ngơ ngác bên sườn núi.

Khao khát trở về ngày xưa, nhà thơ Đinh Hùng đã biến cái thoáng chốc thành cái vĩnh cửu, cái khoảnh khắc huy hoàng của quá khứ đó thành cái bất diệt khiến thời gian hoà lẫn vào không gian. Nói như tác giả Đỗ Lai Thúy thì đó là hiện tượng “không gian hoá thời gian”: Xưa mạch đất dấu nghìn xuân vũ trụ/ Ta lãng du, chợt gặp cỏ hoa tình/ Mừng phong cảnh bốn mùa về hội ngộ/ Ta gọi tên hồn non nước sơ sinh (Hoa sử). Không gian thuần phương Đông hiện về với ta trong một thiên nhiên tiền sử huyền bí, diệu kì và ẩn chứa đầy sức mạnh nhưng cũng không kém phần thanh khiết. Vì sao thế giới ấy lại giữ được vẻ đẹp ban sơ thuần khiết ấy? Bởi nó là thế giới của nguyên thuỷ, thế

giới thời tiền sử. Đinh Hùng lại một lần nữa gián cách đại tự nhiên với thế giới đô thành trần tục, không chỉ là gián cách không gian mà còn là gián cách thời gian. Chính sự gián cách thời gian này đã đẩy thế giới tự nhiên trong Mê hồn ca về thời tiền sử, khiến Đinh Hùng có thể bảo lưu nguyên vẹn vẻ đẹp của tự nhiên, và thế giới ấy cũng nằm ngoài mọi biến thiên của thời cuộc, nằm ngoài vòng xoáy của thời gian. Đó khiến thế giới đó ngưng đọng trong vẻ đẹp của vĩnh cửu. Ngòi bút Đinh Hùng đưa ta vào trong cuộc viễn du trở về với quá khứ, “hội ngộ” cùng “non nước sơ sinh”, trút bỏ nền văn minh đô thị để sống lại tâm tình người nguyên thuỷ. Trong bài viết Đinh Hùng – một hồn thơ kỳ ảo, Võ Tấn Cường gọi Đinh Hùng là “nhà khảo - cổ - thi - ca đầu tiên ở Việt Nam đã dám ngược về thời tiền sử để vớt lên những mảnh hồn của nhân loại bị chôn vùi dưới bao lớp sóng thời gian” [7]. Quay về với xã hội xa xưa thời nguyên thủy, tác giả chung sống với “bộ lạc” nhằm tách biệt với thế giới bên ngoài, nơi không có những quy luật xã hội. Không gian gắn liền với sự sống của bộ lạc dường như cũng quay về thời “hoang sơ”, ảm đạm với sự mất mát, hoang vu trong đêm vắng và ánh trăng cũng rùng rợn bởi “màu huyết”, “hồng vân” với những “hồn du mục”. Huyền ảo và kỳ dị:

Bộ lạc ta xưa mất hải tần/ Buồn nghiêng nội địa, cháy tà huân/ Đêm thiêng thổn thức hồn du mục/ Ta vọng lên non tiếng ác thần/ Cửa ngục sông hồ run ánh lửa/ Trăng mê màu huyết, loạn hồng vân/ Hoang sơ, tuổi đã bừng cơn mộng/ Cúi mặt u huyền, khép áo xuân (Lạc hồn ca 10).

Ngoài ra, đây còn là không gian của hoài niệm, không gian huyền sử của một thế giới đã phôi pha được phục dựng lại bằng trí tưởng tượng và hư cấu. Khao khát phục hưng lại quá khứ, Đinh Hùng không những có những áng thơ về thời tiền sử mà còn đặt tên cho một chương trong bài Lạc hồn ca

Huyền sử- gồm ba bài, để miêu tả chi tiết được không gian này. Đầu tiên là một Thời đại Hoàng Kim đã phục hồi, có thể nói thời đại hoàng kim là thời

kỳ hưng thịnh về văn hóa, kinh tế và khoa học trong lịch sử, là thời đại đẹp nhất nhưng chỉ tồn tại ngắn ngủi. Vì thế, sau thời kì đó, muôn vàn nuối tiếc để lại là không tránh khỏi. Đối với Đinh Hùng, tác giả cũng không ngoại lệ và việc mơ ước phục hưng lại thời kì tươi đẹp đó là điều dễ hiểu. Được phục hưng lại trong không gian tiền sử, thời đại mà Bạo Chúa là người cai trị và nắm giữ quyền hành lớn nhất, có các “cung phi”, và tác giả cũng xem mình là một vị “vương giả” khi có một “tim thơ”, tất cả tồn tại trong không gian mộng ảo của ánh “trăng tiền sử” và có sao: Ta mừng Bạo Chúa sắp lên ngôi/ Tìm thơ vương giả, xuân lưu huyết/ Mơ dáng cung phi, nước ngậm cười/ Nhìn suốt hư linh vừa thấy Mộng/ Thiện tâm về ẩn chốn nào vui?/ Buồn riêng một bóng trăng tiền sử/ Sao Thái Hoà xưa rụng xuống người

(Huyền sử 4). Sống trong không gian tiền sử, tác giả như sống trong “hoàng cung” của cõi mộng để rồi khi “tỉnh mộng”, tác giả không khỏi buồn thương, tiếc nuối và vũ trụ cố gắng khôi phục cũng sụp đổ. Với bài thứ hai, không gian huyền sử đó là một không gian hỗn loạn, tác giả như lạc lõng trong không gian đó: Hãy ra sa mạc, cõi Thơ Vàng/ Vào trận cuồng phong, loạn hỗn mang/ Nghìn lá cờ ma sầu địa chấn/ Hát lên, ôi dòng máu Bình Vương!/ Người đi, cắt chuyến đường qua núi,/ Ta mất biên thuỳ, lạc thái dương/ Lấp bể danh truyền, quên sự tích/ Trở về, xin mộng giấc hiền lương

(Huyền sử 5). Khao khát khôi phục lại Bình Vương, khôi phục từ trong cõi tâm linh nhưng bị gián đoạn bởi “người đi”. Người đi, cắt đi lối đi, cắt đi niềm tin và dường như “chiến tranh” cũng thất bại, không thể xây dựng lịch sử, tác giả lại trở về mơ một giấc mơ yên bình.

Thơ Đinh Hùng nói nhiều đến “sử”, nhưng Đinh Hùng không phải người viết sử bằng thơ. Sử của Đinh Hùng là hoa sử, huyết sử, huyền sử, tình sử,…chứ không phải là lịch sử. Có nghĩa là, Đinh Hùng không theo đuổi lịch sử với những sự kiện chính xác, Đinh Hùng quan tâm đến cái đẹp và nỗi đau

của sử. Gắn với cái đẹp, nó là hoa sử; gắn với nỗi đau, nó là huyết sử; gắn với tình yêu, nó là tình sử; gắn với sự huyền bí diệu kì, nó là huyền sử. Nhưng dù là cái đẹp, tình yêu, nỗi đau hay sự huyền bí, đó cũng là một thế giới được bảo lưu vĩnh viễn và nguyên vẹn trong tiền kiếp.

Một phần của tài liệu Mê hồn ca và đường vào tình sử để tìm ra các loại hình cũng như nghệ thuật kến trúc không gian trong thơ đinh hùng (Trang 50 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)