Ngoại động từ

Một phần của tài liệu Mê hồn ca và đường vào tình sử để tìm ra các loại hình cũng như nghệ thuật kến trúc không gian trong thơ đinh hùng (Trang 91 - 94)

7. Cấu trúc của luận văn

3.1.2.2. Ngoại động từ

Động từ ngoại động là từ chỉ hoạt động tác dụng lên một đối tượng khác một cách trực tiếp, làm hình thành, biến đổi, tiêu hủy đói tượng ấy hoặc ảnh hưởng trực tiếp đến đối tượng ấy như: xây nhà, đọc sách, đào đất, tìm áo, bắt kẻ gian, đánh người, kính trọng ông bà,...” [3, 17]. Trong thơ Đinh Hùng, ngoại động từ được sử dụng rất nhiều và nó có vai trò trong việc cùng với những động từ mạnh mẽ thể hiện sự phá bỏ, đạp đổ đối với không gian đô thị. Từ đó, không những đi tìm cho mình một không gian mơ ước mà còn kiến tạo một không gian sống động, tràn ngập sức sống.

Đầu tiên động từ tìm, tìm có nghĩa là cố làm sao cho thấy được, cho có được. Từ này xuất hiện 24 lần trong hai tập thơ Mê hồn caĐường vào tình sử. Trong thơ Đinh Hùng, tương tự như từ đi, tác giả sử dụng động từ này nhằm miêu tả tâm trạng tìm kiếm một không gian phù hợp cho riêng mình, nơi tác giả có thể sống một cách yên bình, thoát khỏi không gian thị thành; nhưng từ đi là từ mang nghĩa không có đích đến, còn tìm mang ý nghĩa có đích đến- có nơi đó để mà tìm và sẽ tìm được. Đúng như thế, có lẽ nơi đầu tiên mà tác giả muốn đi tìm là: Từ giã hoàng hôn trong mắt em/ Tôi đi tìm những phố không đèn (Một tiếng em). Đó là những nơi không có ánh đèn, không nhộn nhịp, chật chội như đô thị, nơi thoáng đãng, yên tĩnh. Ở đó, tác giả có thể gửi gắm được tất cả hoài bão, hy vọng; gửi đi để mong có thể nhẹ nỗi lòng, để không vướng bận, không đau khổ. Nơi đó là nơi thấp thoáng

bóng em xinh đẹp, đẹp như kỉ niệm tác giả từng có: Dĩ vãng nào xanh như mắt em/ Chao ôi! màu tóc rợn từng đêm/ Hàng mi khuê các chìm sương phủ/ Vời vợi ngàn sao nhạt dáng xiêm. Mờ ảo trong sương mù, không gian trở nên lung linh với ngàn vì sao, với ánh trăng, với hoa lá, với hương thơm, có sông có biển,... và tất cả sự vật trong không gian như đang khắc họa nên bóng hình em. Nơi đó chính là không gian mơ ước của tác giả - một “hành tinh” mà tác giả đang tìm kiếm bây lâu: Anh sẽ tìm em như tìm một hành tinh/ Mặc trái đất sắp tan vào mộng ảo. Mặc kệ mọi thứ trên trái đất thay đổi, mặc kệ tất cả mọi thứ, buông bỏ được thực tại tác giả đi tìm “một hành tinh” thuộc về mình, đi tìm những hướng sao rơi (Những hướng sao rơi); đi tìm em, cũng như tìm lại bản thân mình. Tác giả khao khát tìm lại em, tìm như đây là ngày cuối cùng tác giả sống: Anh sẽ tìm em, chiều nào tận thế/ Khi những sầu thương cất cánh xa bay/ Khi những giận hờn, khi những mê say/ Khi tất cả hiện nguyên

hình ảo mộng (Đường vào tình sử). Dù tất cả chỉ là ảo mộng, là hoài niệm, một hoài niệm đẹp đẽ. Trời đất hoang vu, kiếp người quạnh quẽ, người thơ đôi khi trải theo tâm sự của Từ Thức về trần, tác giả đi tìm lại quá khứ trong tiềm thức xôn xao cảm giác: Khuya sớm tìm sang lối tuyết trinh/ Lầu Xuân, hoa dựng ngọc liên thành/ Lệ in bóng núi, mờ nhân ảnh/ Mây đó về đâu, có gặp mình? (Trời ảo diệu). Không gian mờ ảo, cái đẹp ấy khi thật khi giả khiến cho thi nhân bối rối không biết đâu là bến mộng đâu là bến tình. Con người đi tìm một nửa của mình bởi luôn thấy một cảm giác thiếu hụt không thể lấp đầy, cho dù có đắm chìm trong thú vui xác thịt. Nhưng suy cho cùng, những thú vui ấy không thể nào thỏa mãn những người thật sự mạnh mẽ đi tìm một cái gì đó tuyệt đối. Những kẻ yếu đuối sẽ tự ru ngủ mình trong thú vui trần thế và thấy an lòng, nhưng với một hồn thơ rộng lớn như Đinh Hùng, ông không thể nào thỏa mãn được. Có lẽ bởi vậy mà người con gái thiên nhiên trong thơ ông không có một dáng hình cụ thể, không có những hành động cụ thể và không

thể nào nắm bắt, vì người con gái ấy chỉ có trong thế giới huyền bí của tâm linh, là sự hình tượng hóa của một thế lực miên viễn có thể lấp đầy trạng thái thiếu thốn của mỗi con người.

Thứ hai là từ phá, từ này xuất hiện 8 lần trong hai tập thơ Mê hồn ca

(7 lần)Đường vào tình sử (1 lần). Xót thương khi quê hương thay đổi, cuộc sống cũng đảo lộn thì đối với không gian đô thị, tác giả không những chán ghét mà còn có thái độ gay gắt hơn đó là muốn tàn phá đi nơi này: Nhờ men phá hoại, xót giang sơn cười ngả cười nghiêng/ Mượn bút tung hoành, lỗi thời thế xoay ngang xoay dọc (Thần tụng), tàn phá trong hiện thực chưa được thì tác giả mượn thi ca để tàn phá, lấy thơ làm vũ khi để chống lại hiện thực. Không những thế, khi đã thoát li vào trong không gian siêu thực, thi nhân cũng luôn bị ám ảnh bởi thái độ mãnh liệt này: Hồn phá hoại điêu tàn cuộc sống/ Hồn điểm trang ảo mộng đời tiên/ Hồn về nhập xứ thuyền quyên

(Thần tụng). Vẫn là xót thương nhưng nay là xót thương cho con người- những tâm hồn tự do đang bị giam giữ trong không gian đô thị tùng túng, ngột ngạp. Bỏ qua hết thảy mọi vấn đề, kể cả tình yêu - thứ mà tác giả luôn khao khác, tác giả đi tìm cho mình hướng tự do cho bản thân, đó là không gian huyền bí của vũ trụ: Quên tình ái, ta phá tàn cung điện/ Đi ngoài sao thầm lặng khóc trời xanh (Hương trinh bạch). Không còn xót thương, đồng cảm; tác giả như nhận ra được nguyên nhân của sự thay đổi là từ trong bản chất chứ không còn là bị tác động bởi xã hội và đến khi chết đi tác giả vẫn muốn tàn phá: Lòng ta man rợ/ Không còn xót thương/ Chết đi ta phá Thiên đường

(Màu sương linh giác). Hay: Rồi dày xéo lên sông núi đô kỳ/ Bên thành quách ta ra tay tàn phá/ Giữa hoang loạn của lâu đài, đình tạ/ Ta thản nhiên, đi trở lại núi rừng/ Một mặt trời đẫm máu xuống sau lưng (Bài ca man rợ). Trút hết những sự chán ghét, căm hận lên không gian đô thị, tác giả hiên ngang trở về với thiên nhiên - cội nguồn mà không vướng bận gì.

Thứ ba là từ dựng - xây. Đinh Hùng tìm mãi nhưng không có một không gian mơ ước nào có thể thỏa mãn hết tâm hồn cũng mình, vì thế tác giả chủ trương tự kiến trúc nên một không gian mơ ước cho riêng mình bằng thi ca: Xây Đô Kỳ Nghệ Thuật (Hoài niệm). Cho nên những ngoại động từ như dựng- xây thường xuất hiện trong thơ Đinh Hùng, cụ thể là 11 lần trong cả hai tập thơ nói chung. Trước hết là dựng nên một không gian quá khứ, vì quá khứ luôn là điều gì đó tươi đẹp mà tác giả luôn muốn trở về: Và đầu non còn một áng mây ngà/ Vẫn xây đắp muôn lầu son, biếc cũ (Trở bước quê tình). Đó còn là không gian nhuốm màu tiền sử tươi đẹp bởi không gian ấy là chất xúc tác tạo nên ái tình: Thơ ơi! lạc lối vào hoa sử/ Ta dựng lầu xuân, chắp mối

duyên (Hoa sử). Một không gian tràn ngập màu hồng của hương vị tình yêu, thi nhân như chìm đắm- thả hồn vào trong không gian này và không muốn thoát khỏi: Hồn thả bướm dựng làng Hồng Phấn/ Hồn tung hoa bày trận Hương Say (Thần tụng). Ngoài ra, tác giả còn xây nên không gian kì bí, ám ảnh cái chết: Đem huyền diệu mênh mông hồi thể chất/ Dựng Mê Cung, ta bắc dịp phù kiều (Tìm bóng tử thần). Hay là những không gian được kiến trúc từ những vật liệu đặc biệt như: Mơ hoàng thành dựng lại bản thanh âm.. Bản ca trường dựng lại mái trời tây (Mê hồn ca). Cùng là ngoại động từ, nhưng một bên là những từ chỉ hành động mạnh mẽ đập phá, chối bỏ đối với không gian đô thị, một mặt, lại là những từ chỉ khát vọng hướng đến, kiếm tìm không gian nguyên sơ và kiến tạo không gian của riêng mình. Hệ thống động từ có ý nghĩa lớn bắc cầu nối người đọc vào thế giới thơ ca sống động của Đinh Hùng.

Một phần của tài liệu Mê hồn ca và đường vào tình sử để tìm ra các loại hình cũng như nghệ thuật kến trúc không gian trong thơ đinh hùng (Trang 91 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)