Ảnh hưởng từ những phong trào cách tân đương thời

Một phần của tài liệu Mê hồn ca và đường vào tình sử để tìm ra các loại hình cũng như nghệ thuật kến trúc không gian trong thơ đinh hùng (Trang 33 - 37)

7. Cấu trúc của luận văn

1.3.2.1. Ảnh hưởng từ những phong trào cách tân đương thời

Phong trào Thơ mới 1932 - 1945 là bước phát triển mới của thơ Việt. Bắt đầu bằng bài Tình già của Phan Khôi và khép lại bằng tập Mùa cổ điển của Quách Tấn. Thơ Mới ra đời đã tạo nên một cuộc cách mạng trong thi ca, trước hết đó là một cuộc cách mạng về thi pháp. Thơ mới thay thế hệ thống thi pháp cũ đã ngự trị bao nhiêu thế kỷ và mở ra triển vọng phát triển vô hạn cho thi ca về sau. Sự cách tân của thi pháp Thơ mới được khẳng định trên rất nhiều

phương diện quan trọng như: thể loại, ngôn từ, giọng điệu, thời gian nghệ thuật, không gian nghệ thuật,... Tất cả sự cách tân ấy đã thay đổi toàn bộ hệ thống thi pháp Trung đại để tạo ra một hệ thống thi pháp riêng cho thơ ca trong thời đại

mới: Thi pháp Thơ mới. Sự đổi mới cả về nội dung lẫn hình thức ấy căn bản

đã khẳng định vị thế của Thơ mới trên thi đàn văn học dân tộc, ảnh hưởng của Thơ mới không chỉ làm thay đổi diện mạo của thơ ca dân tộc trong hơn chục năm của thế kỷ XX (1932-1945) mà sức lan toả của nó còn ảnh hưởng đến tận ngày nay với nhiều tên tuổi đã được khẳng định.

Trước hết, Thơ mới thể hiện “cái tôi” cá nhân (Individu) một cách rõ rệt. Nó thể hiện sự cách tân của thơ vì cuộc đời và lẽ sống. “Cái tôi” trong Thơ mới xuất hiện gắn liền với từng lớp thị dân, gắn với nền văn minh công nghiệp, đó vừa là sản phẩm, vừa là chủ thể của nền văn hoá mới. Về mặt văn học, yêu cầu đổi mới vừa là yêu cầu xuất phát từ hoàn cảnh khách quan trước sự giao lưu văn hóa với phương Tây vừa là yêu cầu xuất phát từ bản thân văn học để văn học Việt Nam có thể hội nhập với văn học thế giới trong quá trình hiện đại hóa. Về mặt tư tưởng, cùng với sự hình thành và phát triển của hệ tư tưởng tư sản “cái tôi” của chủ nghĩa tư bản cá nhân đã tìm thấy chỗ đứng trong văn học. Nói như vậy không có nghĩa là cho đến lúc này cái tôi - ý thức cá nhân mới xuất hiện, mà nó đã có mầm mống trong thơ ca Việt Nam ngay từ thời Trung đại. Nhưng nền văn học trung đại trong khuôn khổ chế độ phong kiến chủ yếu là một nền văn học phi ngã. Sự cựa quậy, bứt phá tìm đến bản ngã đã ít nhiều xuất hiện trong thơ Hồ Xuân Hương, Nguyễn Công Trứ,... Đến phong trào Thơ mới, “cái tôi” ra đời đòi được giải phóng cá nhân, thoát khỏi luân lí lễ giáo phong kiến chính là sự tiếp nối và đề cao cái bản ngã đã được khẳng định trước đó. Đó là cái Tôi xuất hiện với đầy đủ màu sắc, cá tính mạnh mẽ đã tạo nên một thời đại của chữ Tôi. Cá nhân của mỗi con người được khẳng định trước xã hội, ý thức về cái Tôi đầy đủ như một chủ thể. Không gian sinh hoạt đổi thay, quan tâm của con

người về thế giới, về các thang bậc giá trị, về vị trí của mình trong xã hội cũng theo đó mà thay đổi. Các nhà thơ muốn cởi trói cho mình, cởi trói cho thơ, nới rộng hơn không gian nghệ thuật trong thơ nếu muốn khẳng định chất “mới” của mình. Không gian nghệ thuật mới là không gian của cái Tôi. Con người thấy sự gò bó, tù túng của không gian cũ, thấy sự chật hẹp vây quanh mình như sau này Chế Lan Viên từng khẳng định: Lũ chúng ta ngủ trong giường chiếu hẹp/ Giấc mơ con đè nát cuộc đời con/ Hạnh phúc đựng trong một tà áo đẹp/ Một mái nhà yên rủ bóng xuống tâm hồn (Người đi tìm hình của nước). Ước muốn phá tung ra khỏi sự quen nhàm là một thực tế: Quanh quẩn mãi giữa vài ba dáng điệu/ Tới hay lui vẫn chừng ấy mặt người/ Vì quá thân nên quá đỗi buồn cười/ Môi nhắc lại chỉ có ngần ấy chuyện (Quanh quẩn - Huy Cận). Đó là tiếng nói của cái tôi cá nhân lấy mình làm trung tâm trong một không gian đối lập đến gay gắt với cái hiện thực tầm thường - không gian đô thị. Vì thế, không gian nghệ thuật trong Thơ mới từ chỗ là một yếu tố, một phần của bối cảnh trữ tình; nó đã trở thành một tín hiệu nghệ thuật, là nơi thể hiện tình cảm chủ quan của cá thể.

Thứ hai, thiên nhiên trong thơ mới là một thế giới có không gian, thời gian, cấu trúc riêng. Đó là một biểu hiện sinh động và đầy hấp dẫn của một cái tôi trữ tình mới chưa từng có trong văn chương trung đại. Ở thời trung đại không gian vũ trụ được tạo thành bởi nhật, nguyệt, mây, sao, sông, núi, chim, muông, cây cỏ. Mỗi khi “con người bất đắc chí thì tìm về thiên nhiên, vũ trụ như tìm về nguồn cội. Khi ngắm cảnh trời mây, giang hồ họ cũng như mơ màng về nguồn cội” (Trần Đình Sử). Bởi quan niệm của con người thời kì này xem thiên nhiên - vũ trụ là căn bản tồn tại của cá thể. Trường hợp của Nguyễn Trãi là một ví dụ, khi ông là một đại thần của triều Lê lại tìm về núi Côn Sơn để ở ẩn, những mong thoát khỏi vòng lợi danh chốn quan trường với những bon chen đố kị, ghen ghét. Ở đây, ông sống chan hoà với thiên nhiên cảnh vật với tâm trạng thoải mái, thanh thản. Thông qua đó ông cũng chiêm nghiệm về

lẽ sống ở đời: Dù các hạng hạng người “hiền”, “ngu” với những sở dục khác nhau thì sau khi chết đi đều trở về với cỏ cây: Trăm năm trong cuộc nhân sinh/ Người như cây cỏ thân hình nát tan/… Núi gò đài các đó đây/ Chết rồi ai biết đâu ngày nhục vinh (Côn Sơn ca - Nguyễn Trãi). Không gian mang tính nhàn tản thoát tục, gợi lên cuộc sống bình dị thanh nhàn của con người trong sự hòa hợp với thế giới tự nhiên như bài thơ Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm: Một mai, một cuốc, một cần câu/ Thơ thẩn dầu ai vui thú nào/ Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ/ Người khôn, người đến chốn lao xao/ Thu ăn măng trúc, đông ăn giá/ Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao/ Rượu, đến cội cây, ta sẽ uống/ Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao. Đến Thơ mới, có thể nhận thấy trạng thái cân bằng – hài hòa giữa thiên nhiên và con người không còn nữa, thiên nhiên và tâm hồn thi nhân đã mất đi sự tĩnh lặng trước kia mà đầy những run rẩy, xôn xao, bơ vơ, lạc lõng. Nói như Hoài Thanh: Từ con cò của Vương Bột lặng lẽ bay với ráng chiều đến con cò của Xuân Diệu không bay mà cánh phân vân, có sự cách biệt của hơn một ngàn năm và hai thế giới [56, 116]. Đó là nét đẹp mới của thiên nhiên thơ lãng mạn. Lớp thi sĩ Tây học đến với thiên nhiên để hưởng thụ chiêm ngưỡng, để thoát ra khỏi nỗi đau đời mà họ đang phải chịu đựng. Vì vậy, thiên nhiên đẹp và thơ mộng, linh thiêng và huyền ảo: Ánh xuân lướt cỏ xuân tươi/ Bên rừng thổi sáo một hai Kim Đồng… Hàng tùng rủ rỉ trên cồn đìu hiu/ Mây hồng ngừng lại sau đèo/ Mình cây nắng nhuộm, bóng chiều không đi (Tiếng sáo Thiên ThaiThế Lữ). Không gian thơ cũng vì thế mà mang đậm dấu ấn của thời đại mới.

Và trong tất cả những con đường thoát ly hiện thực, hòng trốn tránh sự cô đơn, lạc lõng chốn đô thị thì con đường phổ biến nhất mà nhiều nhà thơ mới đã trải qua là mộng ảo với con đường tình yêu. Những cung bậc của tình yêu đã làm thăng hoa cảm xúc các nhà Thơ mới. Và tình yêu của cái tôi Thơ mới cũng trải qua khá nhiều chặng đường. Ban đầu, tình yêu vẫn còn đầy khoảng cách,

dường như yêu mới chỉ là một khái niệm, một cảm xúc chỉ ở trong lòng, chưa thể, chưa dám bày tỏ. Cho nên, trong thơ tình Thế Lữ, Lưu Trọng Lư, yêu mà chỉ “kính nhi viễn chi”; đứng xa mà ngắm “cô em”. Đến Huy Cận, khoảng cách tình yêu được rút ngắn, đó là tình yêu ban đầu “trong như suối”, phảng phất chút “thần tiên” thơ mộng.Với Nguyễn Bính, đó là cái tình chất phác của một chàng trai chân quê, yêu say đắm mà cũng thật kín đáo, ý nhị, ngại tỏ bày nhưng nhiều lúc trách móc, giận hờn vu vơ. Đến Xuân Diệu, Thơ mới biết đến một tình yêu đúng nghĩa, nồng nàn, mãnh liệt. Với Đinh Hùng, ông mang những nỗi đau tinh thần quá lớn, lại thêm chán chường về thế cuộc, nhà thơ đã từ bỏ thực tại để lãng du vào miền bí ẩn của cõi địa đàng – nơi sự sống, tình yêu là bất tử, nơi cái Đẹp là tuyệt đối, vô biên. Tại đây, người thơ tìm lại được bản chất tiên thiên của con người qua biểu tượng Người gái thiên nhiên Kỳ nữ.

Một phần của tài liệu Mê hồn ca và đường vào tình sử để tìm ra các loại hình cũng như nghệ thuật kến trúc không gian trong thơ đinh hùng (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)