7. Cấu trúc của luận văn
3.1.1.3. Ngươ i– Các ngươi
Thơ Đinh Hùng gắn với các chủ thể trữ tình nhằm bộc lộ thế giới nội tâm của thi nhân. Đó là cái ta cô đơn bi thiết nhưng cũng rất đỗi mãnh liệt và say đắm. Đó là Nàng – người đẹp và nỗi ám ảnh suốt đời hoặc “em” với tư cách của một nàng thơ giúp khơi nguồn thi hứng. Ngoài chủ thể trữ tình nói trên thì thơ Đinh Hùng cũng xuất hiện thêm một nhân vật đó là “các ngươi”- nhằm ám chỉ những thế lực mà tác giả căm ghét. Thể hiện thái độ coi thường, đối lập với nhân vật Nàng. Các ngươi thuộc về thế giới hiện đại giả dối, tầm thường. Và theo thống kê thì từ ngươi xuất hiện 5 lần (trong đó có một từ các ngươi) trong tập Mê hồn ca.
Cụ thể trong Bài ca man rợ, tác giả khi trở về không gian Đô thị gắn với nơi sinh sống của các ngươi thì cảm thấy không gian ấy vô cùng tùng túng, chát ghét. Từ đó trở nên “kinh hãi” vì cõi đời đã thay đổi một cách đáng sợ, “ngẩn ngơ” nhìn sự đời trước mặt nhưng lòng thì luôn nhớ về “sơn dã”- thời đại cũ, rồi “xót thương”, “căm giận”, “hung cuồng”, “gầm thét”, “dữ tợn”,... Tác giả cố gắng đi tìm hình dáng quen thuộc nhưng lại bất lực: Lòng lạ lùng tìm ảnh với tìm hương/ Nhưng lẫn lộn chỉ thấy màu xiêm áo/ Trán thì phẳng - ôi đâu là kiêu ngạo?/ Đâu hồn nhiên trên nét vẽ râu mày. Thời thế thay đổi làm cho con người cũng thay đổi: từ bao giờ con người quê chân chất nay trở nên kiêu ngạo, ăn diện bởi đủ thứ y phục cách tân màu sắc, lối trang điểm tạo hình sắc xảo,... Tác giả luôn mong dù không gian có thay đổi đi nữa thì con người vẫn không được thay đổi, vẫn phải giữ được bản chất của mình của quê hương nhưng sự thật thì cay đắng, vì thế, tác giả muốn tiêu hủy tất cả
người (số đông) tha hóa và gắn với không gian đô thị đó: Ta ghì người tắt thở ở trong tay rồi tức giận: Miệng quát hỏi: có phải ngươi là bạn?/ Ôi ngơ ngác
một lũ người vong bản/ Mất tinh thần từ những thuở xa xôi!. Từ ngươi - các ngươi là một đại từ xưng hô cũ, từ dùng để gọi người đối thoại thuộc bề dưới. Vì thế, tác giả thể hiện rõ thái độ của mình là người có địa vị cao hơn, đó là một thái độ châm biếm, khinh thường lũ người vong bản- quên gốc rễ của mình, không nghĩ gì đến tổ tiên,... chạy theo những điều phù phiếm, làm mất tinh thần dân tộc, mất đi bản sắc văn hóa. Và theo tác giả, đó là một việc làm đáng bị phê phán, đáng khinh thường: Ta về đây lạ hết các ngươi rồi/ Lạ tình cảm, lạ đời chung, cách sống. Sự khác biệt trong tư duy giữa tác giả và “các ngươi” làm nên sự lạ lẫm từ tình cảm đến cách sống, đó là một sự đối lập loại trừ lẫn nhau, không thể chung sống cùng nhau: Rồi dày xéo lên sông núi đô kỳ/ Bên thành quách ta ra tay tàn phá/ Giữa hoang loạn của lâu đài, đình tạ/ Ta thản nhiên, đi trở lại núi rừng/ Một mặt trời đẫm máu xuống sau lưng.
Và cuối cùng, tác giả như muốn tàn phá đi tất cả nhũng gì có trong không gian “lạ” lẫm, buông bỏ mọi thứ dể lòng được thanh thản, rồi trở về với không gian thiên nhiên - quê hương thân thuộc - nơi sinh ra và cũng là không gian mơ ước muôn đời của thi nhân.
Tóm lại, dù là chủ thể trữ tình nào thì đều có không gian gắn với nhân vật ấy, chính đều đó thể hiện rõ ý đồ nghệ thuật của tác giả. Là kiến tạo không gian khát vọng gắn với ta, không gian huyền ảo, tâm linh gắn với nhân vật Nàng và không gian đô thị gắn với nhân vật các ngươi.