Sử dụng và bảo dưỡng hê ̣ thống phanh ABS

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hệ thống phanh ABS, EBD, TRC, VSC, HAC trên ô tô toyota innova 2016 2 0v (Trang 40)

- Xe có hệ thống trợ lực phanh tự động điều chỉnh trong điều kiện hoạt động bình thường.

- Khi động cơ không hoạt động thì khả năng dự trữ trợ lực phanh sẽ bị suy giảm sau mỗi lần đạp phanh vì vậy ta không nên đạp và nhả phanh liên tục khi trợ lực phanh bị gián đoạn.

- Khi trợ lực phanh bị mất do động cơ chết máy hoặc do các nguyên nhân khác thì ta có thể phanh xe bằng lực đạp phanh lớn hơn bình thường nhưng quãng đường phanh sẽ dài hơn.

- Khi xuống dốc cao hoặc dài nên cài số thấp và tránh sử dụng phanh liên tục. Sử dụng phanh liên tục sẽ làm cơ cấu phanh quá nóng có thể làm mất hiệu quả phanh tức thời.

- Khi xe qua chỗ ngập nước sâu ta nên đạp phanh từ từ sẽ biết phanh có hiệu quả hay không. Vì khi phanh ướt có thể làm ảnh hưởng đến khả năng giảm tốc an toàn, xe có thể bị kéo về một bên khi phanh.

30

- Để làm khô cơ cấu phanh hãy chạy chậm và đạp nhẹ phanh cho đến khi hiệu quả phanh trở lại bình thường.

- Trong trường hợp xe đang chạy nếu hệ thống phanh chính bị hỏng thì ta có thể sử dụng phanh đỗ để phanh khẩn cấp nhưng quãng đường phanh sẽ dài hơn bình thường.

- Khi má phanh mòn hết, cần phải thay má phanh mới. Nhận biết má phanh mòn hết qua tiếng kêu ở cơ cấu phanh phía trước và phía sau. Tuy nhiên ở một số trường hợp phát ra tiếng kêu khi mới đạp phanh hay phanh nhẹ do điều kiện chạy xe hoặc khí hậu thì tiếng kêu đó không biểu hiện sự cố trong phanh.

- Để an toàn và giảm chi phí sửa chữa phanh không nên tiếp tục chạy xe với má phanh đã mòn hết.

- Kiểm tra mức dầu phanh trong bình chứa theo định kỳ. Mức dầu nên ở giữa mức max và min trên thân bình chứa.

- Trước khi tháo nắp bình chứa và châm thêm dầu phanh thì phải vệ sinh sạch sẽ khu vực xung quanh nắp bình chứa nhằm tránh làm bẩn dầu phanh.

- Nếu mức dầu thấp châm thêm dầu đến mức tối đa, mức dầu sẽ giảm dần khi quãng đường đi tăng dần. Nếu mức dầu xuống quá thấp hãy đến đại lý để kiểm tra lại hệ thống phanh.

- Chỉ sử dụng dầu phanh theo quy định. Không được trộn với các chất lỏng khác.

3.4.2 Hê ̣ thống ABS

- ABS sẽ không tránh được tai nạn do thao tác lái xe sai hoặc nguy hiểm. Ngay cả khi khả năng điều khiển xe được cải thiện khi phanh, hãy luôn duy trì khoảng cách an toàn với chướng ngại vật phía trước. Nên giảm tốc độ trong các điều kiện đường xấu.

- Quãng đường phanh của xe có ABS có thể dài hơn các xe không có ABS trong các điều kiện sau đây:

+ Mặt đường gồ ghề có cát, sỏi hay tuyết

+ Trên đường có ổ gà hoặc có độ cao khác nhau.

- Để hệ thống phanh ABS hoạt động có hiệu quả cao trong trường hợp khẩn cấp, không nên cố gắng điều chỉnh áp suất dầu phanh và đừng đạp nhả phanh liên tục

31 mà hãy đạp bàn đạp phanh mạnh nhất có thể, và hệ thống ABS sẽ tự điều chỉnh lực phanh tại các bánh xe.

- Sau khi động cơ khởi động và xe bắt đầu chuyển động thì sẽ có một tiếng động nhỏ phát ra trong khoang động cơ. Hiện tượng này là bình thường và cho thấy hệ thống ABS đang hoạt động bình thường.

- Khi lái xe nếu đèn cảnh báo ABS sáng liên tục xe có thể có sự cố trong hệ thống ABS. Trong trường hợp này hệ thống phanh có thể hoạt động như khi không có ABS.

- Khi bật công tắc IG ON, đèn cảnh báo ABS sẽ sáng lên khoảng 3s để kiểm tra sau đó tắt nếu hệ thống bình thường. Còn nếu đèn vẫn sáng thì hệ thống ABS có thể có sự cố cần phải kiểm tra kĩ.

- Khi lái xe trên đường trơn trượt nếu chúng ta tác đô ̣ng phanh liên tục ABS sẽ hoạt động liên tục và đèn cảnh báo ABS có thể sáng. Hãy kéo xe đến nơi an toàn và tắt động cơ. Sau đó khởi động lại và nếu như đèn cảnh báo ABS tắt thì hệ thống ABS hoạt động bình thường. Còn nếu đèn vẫn sáng liên tục thì hệ thống ABS có thể bị lỗi cần phải kiểm tra kĩ lại.

32

Chương 4

HỆ THỐNG HỖ TRỢ PHANH KHẨN CẤP - BA (Brake Assist System)

4.1. Chức năng hệ thống hỗ trợ phanh khẩn cấp BA

- Trong nhiều trường hợp lái xe không hiếm gặp tình huống bất ngờ cần phải phanh gấp. Trong tình huống đó người lái thường hoảng sợ, đạp phanh thật nhanh nhưng thế vẫn chưa đủ, chúng ta vẫn có thể còn thiếu lực đạp phanh. Một yếu tố nữa là lực đạp phanh thường có xu hướng giảm sau thời điểm nhấn phanh đầu tiên. Lực phanh không đủ dẫn đến việc xe dừng quá điểm và tai nạn là điều hoàn toàn có thể xảy ra.

- Trong khi hỗ trợ phanh khẩn cấp, ECU kiểm soát trượt sẽ tính toán tốc độ và mức độ đạp phanh dựa trên tín hiệu từ cảm biến áp suất xi lanh phanh chính và sau đó xác định chủ đích của người lái có phải là muốn phanh gấp không. Nếu ECU kiểm soát trượt xác định được rằng người lái muốn phanh gấp, nó sẽ kích hoạt bộ chấp hành phanh để tăng áp suất dầu phanh và làm tăng lực phanh.

33

4.2. Cấu tạo của hệ thống phanh khẩn cấp BA

Cơ cấu chấp hành của hệ thống phanh ABS được sử dụng chung cho hệ thống phanh BA, song có thêm hai van điện tự cắt xy lanh phanh chính và một cảm biến áp suất xy lanh phanh chính.

4.2.1 Cảm biến áp suất xy lanh phanh chính.

Hình 4.2 Các chân của một cảm biến xy lanh phanh chính

- Cảm biến áp suất xy lanh phanh chính được tích hợp trong bộ chấp hành ABS ECU, cảm biến áp suất xy lanh phanh chính gồm có 3 chân, chân điện áp VCM do ABS ECU cấp có giá trị trong khoảng 4.4V đến 5.6V, chân E2 nối mát và chân tín hiệu ra PCM có giá trị 0.14V đến 4.85V.

- Cấu tạo của cảm biến áp suất thường được dùng phổ biến là cảm biến áp suất kiểu áp điện trở và cảm biến áp suất kiểu tụ. Áp suất kiểu áp điện trở làm việc dựa trên sự biến dạng của cấu trúc màng khi có áp suất tác động đến, được chuyển thành tín hiệu điện nhờ cấy trên đó các phần tử áp điện trở. cảm biến áp suất kiểu tụ hoạt động đơn giản hơn, dựa vào giá trị của điện dung để xác định áp suất. Điện dung của tụ được thay đổi bằng cách thay đổi khoảng cách của cực tụ khi có áp suất tác động.

- Tùy vào lực đạp phanh và tốc độ thay đổi áp suất trong xy lanh phanh chính mà tín hiệu đầu ra có giá trị điện áp khác nhau,

- ABS ECU sẽ căn cứ vào tín hiệu này để điều khiển van điện từ đóng xy lanh phanh chính và bơm trong chế độ hỗ trợ phanh khẩn cấp.

34

4.2.2 Van điện từ cắt xy lanh phanh chính

- Là loại van thường mở, có cấu tạo tương tự van điện từ giữ áp và giảm áp. Có chức năng ngắt hoạt động của xy lanh phanh chính ở các chế độ như hỗ trợ khởi hành ngang dốc, hỗ trợ lực phanh, ổn định thân xe, hỗ trợ lực kéo. ở chế độ ABS và phanh thông thường, van không được kích hoạt.

Hình 4.3 Van điện từ ngắt xy lanh phanh chính

4.3. Nguyên lý hoạt động của hệ thống BA

35

- ECU kiểm soát trượt sẽ tính toán tốc độ và mức độ đạp phanh dựa trên tín hiệu từ cảm biến áp suất xi lanh phanh chính và để xác định chủ đích của người lái đang muốn đạp phanh gấp.

- ECU nó sẽ kích hoạt van điện từ cắt xy lanh phanh chính, đóng hai cửa A và B, không cho dầu hồi về xy lanh phanh chính. Lúc này bơm số 5 sẽ hoạt động, hút dầu từ bình chứa số 6 cung cấp cho xy lanh phanh bánh xe 7,8,9,10 làm tăng lực phanh. Lúc này các van giáp áp thường đóng số 4 và van giữ áp thường mở số 3 không được kích hoạt, hoạt động giống như trong chế độ phanh thông thường.

36

Chương 5

HỆ THỐNG PHÂN PHỐI LỰC PHANH ĐIỆN TỬ - EBD (Electronic Brakeforce Distribution)

5.1. Chức năng hệ thống phân phối lực phanh điện tử (EBD)

- EBD là một tính năng an toàn trên xe được thiết kế nhằm tối ưu hiệu quả phanh, theo đó lực phanh tối đa phải được áp dụng cho cả bánh trước và sau theo từng điều kiện và tải.

- Để minh họa cho hoạt động của hệ thống phanh EBD, khi người lái áp dụng một lực phanh lớn và đột ngột, cơ thể người lái và người ngồi trên xe xẻ đổ dồn về phía trước. Trọng lượng của chiếc xe cũng được phân bố một các tương tự, phần lớn trọng lượng xe sẽ được phân bố về phía trước. Khi điều này xảy ra, bánh sau có thể không đủ lực bám trên đường, dẫn đến bánh sau có thể bị quay và cuối cùng bị khóa. Bánh xe sau bị khóa không chỉ làm cho xe bị đảo liên tục sang hai bên như đuôi cá, mà nó còn buộc các bánh xe phía trước phải làm tất cả các công việc phanh với chỉ một nửa lực phanh của hệ thống được áp dụng. Điều này có thể dẫn đến việc tăng khoảng cách phanh dài hơn và tăng nguy cơ va chạm.

- EBD làm giảm các mối nguy hiểm này bằng cách tự động cân bằng lực phanh áp dụng cho mỗi bánh xe theo sự phân bố tổng trọng lượng của xe về các bánh. Hệ thống an toàn này không chỉ ngăn cản việc khóa bánh xe bằng cách giảm lực phanh cho bánh xe đang trượt quay hay giảm hệ số bám, mà còn có thể phân bổ thêm lực phanh cho bánh xe mà nó phát hiện đang phanh hiệu quả.

37

5.2. Nguyên lý hoạt động của hệ thống EBD

- EBD được lắp đặt cùng với hệ thống chống bó cứng phanh ABS và hoạt động tương tự như ABS. Sự khác biệt quan trọng giữa EBD và ABS là trong khi cả hai hệ thống đều có chức năng ngăn cản khóa bánh xe thì EBD cũng có thể phân phối lại lực phanh để hiệu quả phanh ở các bánh xe là tối ưu. Hệ thống EBD cũng gồm các cảm biến và thành phần giống như hệ thống ABS nhưng có thêm một vài bộ phận: + Bộ cảm biến tốc độ theo dõi tốc độ quay của mỗi bánh xe.

+ Cảm biến gia tốc ngang và góc lệch xe. + Cả biến tải trọng.

+ Bộ chấp hành phanh thủy lực để tăng hoặc giảm lực phanh cho mỗi bánh xe. + Bộ điều khiển điện tử ABS ECU thu nhận, xử lí thông tin từ các cảm biến và đưa

ra các lệnh điều khiển cho bộ chấp hành phanh thủy lực.

Hình 5.2 Nguyên lý hoạt động của hệ thống EBD

Điều kiê ̣n để hệ thống EBD hoạt động: - Tốc độ xe trên đường lớn hơn 50km/h.

- Các mô đun điều khiển nhận tín hiệu từ công tắc đèn phanh rằng phanh đã được áp dụng.

38

- Khi các điều kiện trên đã đúng, van giữ áp của bánh sau đóng và chức năng EBD được kích hoạt để giữ cho độ trượt tương đối luôn nhỏ hơn 3km/h.

- Nếu một trong các bánh xe có xu hướng khóa trong quá trình điều khiển EBD thì EBD sẽ ngừng điều khiển để chuyển qua chế độ điều khiển ABS thông thường.  Ưu điểm của hệ thống EBD:

- EBD cho thấy một số lợi ích bao gồm cải thiện sự ổn định và giảm khoảng cách phanh bằng cách tự động điều chỉnh lực phanh để phân phối tối ưu. EBD làm giảm sự lệ thuộc hệ thống phanh vào các điều kiện bên ngoài như tác động của thời tiết, điều kiện đường xá, tổng trọng lượng của xe và sự phân bố trọng lượng trong xe, do đó làm cho phanh an toàn và hiệu quả hơn

- Lợi ích của EBD tuy chưa được thử nghiệm rộng rãi nhưng nó đã được chứng minh là hỗ trợ tốt cho hệ thống phanh ABS, vừa giúp giảm khoảng cách dừng khi phanh, vừa giúp tăng tính ổn định lái của tài xế khi phanh, do đó giảm được ngu cơ tai nạn khi phanh và tăng tính an toàn cho người trên xe.

39

Chương 6

HỆ THỐNG KIỂM SOÁT LỰC KÉO – TRC (Traction Control System)

6.1. Giới thiệu chung về hệ thống TRC

- Mục đích của hệ thống này ngăn bánh xe quay trơn khi tăng tốc. Mô men xoắn cực đại có thể được truyền đến bánh xe được xác định bằng lực ma sát sinh ra giữa mặt đường và lốp xe. Nếu mô men xoắn vượt mức giới hạn thì bánh xe có thể quay trơn.

- Những điều kiện để TRAC hoạt động bao gồm: nhựa đường, độ trơn của bề mặt đường, tăng tốc khi quay vòng và đột ngột, khi mặt đường trơn trượt cả 2 bên hay 1 bên, khi xe đi trên đường dốc.

- Hệ thống TRC sẽ giúp cho các bánh xe dẫn động không bị trượt khi người lái đạp chân ga quá mạnh khi khởi hành hoặc khi tăng tốc trên đường trơn trượt, đồng thời với việc điều khiển phanh thủy lực trên các bánh dẫn động, ECU kiểm soát trượt còn ra lệnh cho ECM điều khiển công suất động cơ, điều này sẽ giúp tạo ra dẫn động phù hợp với điều kiện lái xe, giúp đảm bảo khả năng tăng tốc khi khởi hành phù hợp.

- Hệ thống TRAC dùng chung chấp hành phanh ABS để điều khiển lực kéo.

40

6.2. Vị trí các bộ phận và chức năng

Vị trí các bộ phận

- Hệ thống TRC gồm 3 cụm bộ phận chính sau đây: Cụm tín hiệu đầu vào, hộp điều khiển, bộ chấp hành.

Hình 6.2 Sơ đồ hệ thống TRC

- Bộ điều khiển thủy lực điện tử là một phần không thể tách rời của hệ thống ECU kiểm soát trượt.

- Các cảm biến tốc độ bánh xe ở mỗi bánh xe sẽ gửi các tín hiệu tốc độ mỗi bánh xe về bộ điều khiển ECU kiểm soát trượt.

- Bộ điều khiển ECU kiểm soát trượt nhận được một nguồn cung cấp điện liên tục từ cực IG1 với điện áp làm việc từ 11V-14V.

- Khi bật công tắc IG, bộ điều khiển ECU kiểm soát trượt được cung cấp điện và đèn cảnh báo trượt sẽ sáng lên báo hiệu kiểm tra hệ thống TRC. Nếu hệ thống TRC bình thường thì đèn cảnh báo trượt sẽ tắt sau 3-5s.

- Các bộ phận của hệ thống TRC cũng như các bộ phận của hệ thống ABS sẽ được kiểm tra liên tục bởi ECU kiểm soát trượt. Nếu hệ thống TRC có lỗi thì một mã lỗi chẩn đoán sẽ được tạo ra, đèn cảnh báo ABS và đèn cảnh báo trượt sẽ sáng lên và hệ thống sẽ ngừng hoạt động.

41

- Các van điện từ TRC dùng chung với van điện từ của hệ thống phanh ABS, có thêm hai van điện từ ngắt xy lanh phanh chính.

- Hệ thống TRC sẽ kết hợp với các hệ thống ABS, EBD và ECM điều khiển động cơ  Chức năng của hệ thống TRAC

- ECU kiểm soát trượt: Đánh giá điều kiện chuyển động dựa trên tín hiệu từ cảm biến tốc độ trước và sau và dựa vào tín hiệu vị trí bướm ga từ ECU và ECT rồi gửi tín hiệu điều khiển đến bộ chấp hành bướm ga và bộ chấp hành phanh . Cùng lúc đó nó gửi tín hiệu đến ECU động cơ và ECT để báo rằng TRC hoạt động. Nếu hệ thống

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hệ thống phanh ABS, EBD, TRC, VSC, HAC trên ô tô toyota innova 2016 2 0v (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)