.2 Thời gian nháy đèn ở chế độ kiểm tra mã ánh sáng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hệ thống phanh ABS, EBD, TRC, VSC, HAC trên ô tô toyota innova 2016 2 0v (Trang 117 - 122)

+ Khi hệ thống hoạt động bình thường, các đèn sẽ nháy liên tục với tần số bật 0,25 giây, sau đó tắt 0,25 giây.

107 + Ví dụ: với mã lỗi 21, đèn sẽ nháy 2 lần cách nhau 0.5 giây, nghỉ trong 1.5 giây và nháy 1 lần. Sau 4 giây, đèn sẽ nháy lặp lại.

+ Khi có từ 2 mã lỗi trở lên, thời gian giữa hai mã là 2.5 giây, sau khi tất cả các mã đã được phát ra, đèn sẽ ngừng nháy trong 4 giây sau đó lặp lại quy trình nháy. + Khi có nhiều mã lỗi đồng thời, các mã này sẽ được phát ra với nguyên tắc số của mã lỗi nhỏ hơn sẽ phát ra trước.

- Sau khi tiến hành kiểm tra, ta ngắt SST ra khỏi các cực TS và CG, TC và CG của giắc DLC3 và tắt khoá điện OFF

- Bật khoá điện ON để kết thúc quá trình kiểm tra

- Đếm và ghi lại mã lỗi, đối chiếu với bảng mã lỗi của hệ thống để xác định lỗi.

- Ví dụ:

Mã lỗi Nội dung phát hiện Khu vực nghi ngờ

71 Điện áp tín hiệu ra của cảm biến tốc độ trước phải thấp

- Cảm biến - Rô to cảm biến - Tình trạng lắp đặt sai 78 Điện áp tín hiệu ra của cảm biến tốc độ

sau trái thay đổi bất thường

- Cảm biến tốc độ sau trái - Rơ to cảm biến

10.7 Xóa các mã lỗi

- Thao tác xóa mã lỗi được thực hiện sau khi tiến hành sửa chữa, khi trạng thái xe đã trở lại hoạt động bình thường hoặc được thực hiện chủ động nhằm xóa các lỗi được lưu lại trong ECU khi người thợ đã khắc phục lỗi nhưng chưa tiến hành xóa trong lần sửa chữa trước đây.

- Xóa mã lỗi nhằm đảm bảo cho người thợ sửa chữa xác định đúng tình trạng của hệ thống trong trường hợp có lỗi phát sinh.

10.7.1 Thao tác xóa mã lỗi trên máy chẩn đốn GTS - Tắt khoá điện OFF - Tắt khoá điện OFF

- Nối máy chẩn đoán với giắc DLC3

108

- Bật máy chẩn đoán, sử dụng chức năng “Clear” của máy chẩn đoán để tiến hành xóa mã lỗi.

- Bật khố điện ON.

- Kiểm tra rằng đèn cảm báo ABS sẽ tắt đi trong vịng khoảng 3 giây sau khi bật khố điện lên vị trí ON.

10.7.2 Thao tác xóa mã lỗi với dây kiểm tra SST - Tắt khoá điện OFF. - Tắt khoá điện OFF.

- Dùng SST nối tắt các cực TC và CG của giắc DLC3 với nhau.

- Bật khoá điện ON.

- Xoá các mã lỗi được lưu trong ECU bằng cách đạp chân phanh 8 lần trở lên trong vòng 5 giây.

- Kiểm tra rằng đèn cảnh báo chỉ ra mã hệ thống bình thường.

- Tháo SST ra khỏi các cực của giắc DLC3.

- Bật khoá điện ON.

- Kiểm tra rằng đèn cảm báo ABS sẽ tắt đi trong vịng khoảng 3 giây sau khi bật khố điện lên vị trí ON.

109

Chương 11

BẢNG MÃ LỖI, CHẨN ĐOÁN VÀ SỬA CHỮA

11.1 Giới thiệu chung.

- Mã lỗi là tên gọi những hư hỏng trong hệ thống, được nhà sản xuất hệ thống lại để thuận tiện trong cơng tác chẩn đốn, kiểm tra và sửa chữa. Mã lỗi được ECU phát hiện và lưu trữ, được hiển thị thông qua thao tác kiểm tra bằng máy chẩn đoán GTS hoặc dụng cụ kiểm tra mã ánh sáng SST khi hệ thống phát hiện hư hỏng. Dựa vào mã lỗi, người thợ có thể biết được chính xác ngun nhân và tình trạng hư hỏng, cách khắc phục một cách triệt để, giúp tiết kiệm thời gian trong công việc, đạt hiểu quả sửa chữa và đột tin cậy cao.

- Do số lượng các mã lỗi là khá lớn và các thao tác cũng rất đa dạng, nên trong chương này, chúng em chỉ nghiên cứu một vài mã lỗi cơ bản của hệ thống phanh ABS. Trình bày các thao tác thực hiện chẩn đoán và sửa chữa theo quy định tiêu chuẩn đã được tổng hợp từ hãng Toyota trên máy chẩn đốn GTS. Từ đó, cho chúng ta những cái

nhìn cơ bản nhất về hệ thống cũng như cách thức tiếp cận và giải quyết vấn đề.

11.2 Mã lỗi C1203 - Mạch liên lạc của ECM bị lỗi 11.2.1 Mô tả

- ECU kiểm sốt sẽ thu thập các thơng tin của hệ thống thông qua hệ thống thông tin CAN.

Lỗi Điều kiện phát hiện

Mạch liên lạc của ECM bị lỗi

Khi phát hiện một trong các điều kiện sau đây:

+ Khơng có dữ liệu hệ thống lưu trong ECU kiểm soát trượt. + ECU kiểm soát trượt bị lắp sai.

11.2.2 Quy trình

Kiểm tra bộ chấp hành phanh

110 + Nếu không thay bộ chấp hành, ta tiến hành xác nhận mã lỗi để kiểm tra mã lỗi có phát ra hay khơng, từ đó đưa ra phương án thay thế bộ chấp hành hay dùng phương phương pháp mô phỏng để kiểm tra, khắc phục hư hỏng.

+ Nếu có thay bộ chấp hành phanh, ta thực hiện chế độ kiểm tra tín hiệu (signal check)

Thực hiện chế độ kiểm tra tín hiệu (signal check) - Tiến hành chế độ kiểm tra tín hiệu.

- Xóa mã lỗi.

- Tắt khoá điện OFF.

- Kiểm tra xem mã lỗi tương tự có được ghi lại khơng. + Mã lỗi C1203 khơng phát ra, kết thúc q trình.

+ Mã lỗi C1203 phát ra, sửa chữa hoặc thay thế bộ chấp hành.

11.3 Mã lỗi C1241 - Lỗi điện áp nguồn cấp thấp 11.3.1 Mô tả

- Nếu phát hiện hư hỏng trong mạch cấp nguồn, ECU điều khiển trượt sẽ lưu lại mã lỗi này và chức năng dự phịng sẽ vơ hiệu hố hoạt động ABS.

- Mã lỗi này sẽ xuất hiện khi điện áp cực IG1 bị lệch với điều kiện phát hiện của mã lỗi do mạch nguồn cấp hoặc mạch nạp, như ắc quy hoặc mạch máy phát bị trục trặc.

- Mã DTC sẽ bị xoá khi điện áp cực IG1 trở về bình thường.

Lỗi Điều kiện phát hiện mã lỗi

Lỗi điện áp nguồn cấp thấp

Khi bất kỳ điều kiện nào sau đây được phát hiện:

+ Khi tốc độ xe là từ 3 km/h trở lên, điện áp cực IG1 là từ 9.5V trở xuống trong 10 giây trở lên.

+ Khi rơ le điện từ được duy trì ở trạng thái ON và điện áp cực IG1 là nhỏ hơn 9.5V, tiếp điểm rơle được mở trong 0.22 giây trở lên.

+ Khi điện áp cực IG1 là 9.5V hay nhỏ hơn, sự cấp điện cảm biến tốc độ xe giảm xuống trong 60 giây trở lên.

111 + Khi rơle môtơ bật ON và điện áp cực IG1 thấp hơn 9.5 V, tiếp điểm rơle mở khoảng 0.22 giây trở lên.

11.3.2 Sơ đồ mạch điện

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hệ thống phanh ABS, EBD, TRC, VSC, HAC trên ô tô toyota innova 2016 2 0v (Trang 117 - 122)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)