Các triệu chứng hư hỏng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hệ thống phanh ABS, EBD, TRC, VSC, HAC trên ô tô toyota innova 2016 2 0v (Trang 109 - 112)

10.2.1 Bảng các triệu chứng hư hỏng

- Bảng sau đây giúp xác định được nguyên nhân của các triệu chứng hư hỏng. Các nguyên nhân tiềm tàng của các triệu chứng hư hỏng được liệt kê theo thứ tự có thể trong cột “khu vực nghi ngờ” của bảng.

- Để khắc phục, ta kiểm tra từng triệu chứng bằng cách lần theo các khu vực nghi ngờ theo thứ tự đã được chỉ ra và thay thế các chi tiết khi cần thiết.

- Kiểm tra các cầu chì và các rơle liên quan đến hệ thống này trước khi kiểm tra các khu vực nghi ngờ.

Triệu chứng Khu vực nghi ngờ

Hệ thống ABS và (hoặc) EBD không hoạt động

Kiểm tra mã lỗi và chắc chắn rằng mã hệ thống bình thường xuất hiện.

Mạch nguồn IG (sự cố điện áp cấp nguồn thấp) Mạch nguồn IG (sự cố điện áp cấp nguồn cao)

Mạch cảm biến tốc độ phía trước (hỏng chức năng so sánh) Mạch cảm biến tốc độ phía trước (hỏng chức năng so sánh) Mạch cảm biến tốc độ phía trước (lỗi đầu ra)

Mạch cảm biến tốc độ phía sau (hỏng chức năng so sánh) Mạch cảm biến tốc độ phía sau (hở hay ngắn mạch) Mạch cảm biến tốc độ phía sau (lỗi đầu ra)

Kiểm tra ECU kiểm soát trượt (bộ chấp hành phanh) bằng máy chẩn đoán GTS. Kiểm tra hoạt động của ECU điều khiển trượt bằng chức năng thử kích hoạt. Nếu bất thường, ta kiểm tra rò rỉ mạch thủy lực.

Nếu triệu chứng vẫn xảy ra sau khi đã kiểm tra các mạch trong các khu vực nghi ngờ nói trên và đã kết luận là bình

thường, hãy thay thế bộ chấp hành phanh (ECU điều khiển trượt). Hệ thống ABS và

(hoặc) EBD hoạt động không hiệu quả

Hệ thống ABS và/hoặc EBD hoạt động không hiệu quả Mạch cảm biến tốc độ phía trước (hỏng chức năng so sánh) Mạch cảm biến tốc độ phía trước (hở hay ngắn mạch)

99 Mạch cảm biến tốc độ phía trước (lỗi đầu ra)

Mạch cảm biến tốc độ phía sau (hỏng chức năng so sánh). Mạch cảm biến tốc độ phía sau (hỏng chức năng so sánh)

Mạch cảm biến tốc độ phía sau (lỗi đầu ra) Mạch công tắc đèn phanh

Kiểm tra ECU kiểm soát trượt (bộ chấp hành phanh) bằng máy chẩn đoán GTS. Kiểm tra hoạt động của ECU điều khiển trượt bằng chức năng thử kích hoạt. Nếu bất thường, ta kiểm tra rò rỉ mạch thủy lực.

Nếu triệu chứng vẫn xảy ra sau khi đã kiểm tra các mạch trong các khu vực nghi ngờ nói trên và đã kết luận là bình thường, ta thay thế bộ chấp hành phanh.

Không thể kiểm tra mã lỗi của cảm biến ABS được

Không thể kiểm tra mã lỗi của cảm biến ABS được Mạch cực TC và CG

Nếu triệu chứng vẫn xảy ra sau khi đã kiểm tra các mạch trong các khu vực nghi ngờ nói trên và đã kết luận là bình thường, ta thay thế bộ chấp hành phanh (ECU điều khiển trượt).

Đèn cảnh báo ABS hoạt động bất thường (Sáng không tắt) Đèn cảnh báo ABS

hoạt động bất thường (sáng không tắt)

Mạch đèn cảnh báo ABS ECU điều khiển trượt. Đèn cảnh báo ABS

hoạt động bất thường (đèn không sáng)

Mạch đèn cảnh báo ABS ECU điều khiển trượt. Đèn cảnh báo phanh

hoạt động bất thường (đèn sáng không tắt)

Mạch đèn cảnh báo phanh ECU điều khiển trượt. Đèn cảnh báo phanh

hoạt động bất thường (đèn không sáng)

Mạch đèn cảnh báo phanh. ECU điều khiển trượt.

100 Không thể hoàn

thành việc kiểm tra cảm biến

Mạch cực TS và CG

ECU điều khiển trượt (Bộ chấp hành phanh)

10.2.2 Chế độ dự phòng

- Nếu có vấn đề trong các tín hiệu cảm biến hoặc bộ chấp hành, ECU kiểm soát trượt sẽ ngăn không cho cấp nguồn điện vào bộ chấp hành phanh và chấm dứt điều khiển ABS. Việc điều khiển ABS sẽ bị ngăn chặn, nhưng việc điều khiển EBD sẽ vẫn tiếp tục cho tới khi vẫn còn có thể. Nếu EBD không thể điều khiển được thì đèn cảnh báo phanh sẽ sáng lên để cảnh báo cho người lái .

- Nếu như các bộ phận của hệ thống có bất cứ hư hỏng nào trước khi việc điều khiển bắt đầu, hoạt động sẽ dừng ngay lập tức. Nếu các bộ phận của hệ thống có bất cứ hư hỏng nào trong quá trình điều khiển, việc điều khiển sẽ dừng lại một cách từ từ sao cho trạng thái của xe không thay đổi đột ngột. Nếu không thể kiểm soát được hệ thống hoàn toàn, đèn cảnh báo sẽ sáng để thông báo cho lái xe về việc chấm dứt điều khiển hệ thống.

- Nếu hệ thống ABS bị hư hỏng, hệ thống phanh vẫn làm việc bình thường với ABS không hoạt động.

- Nếu bộ chấp hành phanh bị hư hỏng thì hiệu quả phanh sẽ mất dần, và hoạt động điều khiển của hệ thống ABS sẽ bị chặn.

10.3 Hệ thống chẩn đoán 10.3.1 Mô tả hệ thống

- Khi chẩn đoán xe có hệ thống chẩn đoán, chỉ khác với quy trình chẩn đoán thông thường là nối máy chẩn đoán GTS với xe và đọc dữ liệu phát ra từ ECU điều khiển trượt.

- ECU điều khiển trượt sẽ ghi lại các mã lỗi khi ECU phát hiện thấy có lỗi trong ECU hoặc trong các mạch của ECU.

- Để kiểm tra các mã lỗi DTC, ta nối máy chẩn đoán GTS với giắc DLC3 trên xe. Có thể dùng máy chẩn đoán để xoá mã lỗi, kích hoạt các bộ chấp hành và kiểm tra dữ liệu lưu tức thời và danh mục dữ liệu.

101

- Kiểm tra điện áp ắc quy.

+ Điện áp tiêu chuẩn: Từ 11V đến 14V

+ Nếu điện áp thấp hơn 11V, ta tiến hanh nạp lại ắc quy trước khi tiến hành cách bước tiếp theo.

- Kiểm tra giắc DLC3.

+ Nếu ECU điều khiển trượt phát hiện lỗi, đèn cảnh báo ABS và đèn cảnh báo phanh sẽ sáng lên để thông báo cho người lái biết.

+ Các mã lỗi sẽ đồng thời được lưu lại trong bộ nhớ. Có thể đọc các mã lỗi bằng cách nối SST (dây điện kiểm tra) vào giữa các cực TC và CG của giắc DLC3 và theo dõi kiểu nháy của đèn cảnh báo ABS, hoặc bằng cách theo dõi trên màn hình máy chẩn đoán GTS khi kết nối với xe.

10.3.2 Chẩn đoán

- Nếu ECU điều khiển trượt phát hiện lỗi, đèn cảnh báo ABS và đèn cảnh báo phanh sẽ sáng lên để thông báo cho người lái biết.

- Các mã lỗi sẽ đồng thời được lưu lại trong bộ nhớ. Có thể đọc các mã lỗi bằng cách nối SST (dây điện kiểm tra) vào giữa các cực TC và CG của giắc DLC3 và theo dõi kiểu nháy của đèn cảnh báo ABS, hoặc bằng cách theo dõi trên màn hình máy chẩn đoán GTS khi kết nối với xe.

- Hệ thống này có chức năng kiểm tra tín hiệu (test mode).

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hệ thống phanh ABS, EBD, TRC, VSC, HAC trên ô tô toyota innova 2016 2 0v (Trang 109 - 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)