dịch thủy phân bã đậu nành theo thời gian
Từ hình 3.1 cho thấy, với cùng mật độ tế bào ban đầu như nhau, cả 4 chủng nấm men đều có khả năng sinh trưởng, phát triển tốt trong môi trường dịch thủy phân bã đậu nành. Mật độ tế bào nấm men đều tăng từ thời điểm 2 giờ đến thời điểm 16 giờ, sau đó mật độ tế bào giữ ổn định trong khoảng 14 giờ tiếp theo và sau giờ thứ 28 mật độ tế bào giảm dần.
Trong 4 chủng nấm men nghiên cứu với cùng điều kiện môi trường dịch thủy phân bã đậu nành, ta thấy chủng nấm men S. boulardii CNCM I-745 có tốc độ sinh trưởng nhanh và mật độ tế bào cao hơn các chủng còn lại. Từ giai đoạn cân bằng, mật độ tế bào nằm trong khoảng 5.107 - 6.107 CFU/ml. Như vậy, chủng nấm men S. boulardii CNCM I-745, là một probiotic có thể sinh trưởng, phát triển tốt và duy trì một lượng lớn tế bào trong dịch thủy phân bã đậu nành.
58 Đây là một ưu điểm rất có lợi cho mục đích sử dụng chủng để lên men dịch thủy phân bã đậu nành tạo đồ uống probiotic.
3.2.3 Kết quả nghiên cứu khả năng lên men của các chủng nấm men trên môi trường dịch thủy phân bã đậu trên môi trường dịch thủy phân bã đậu
a. Đánh giá khả năng lên men của các chủng nấm men dựa vào lượng CO2 thoát ra
Tiến hành lên men cùng điều kiện với 4 chủng nấm men và theo dõi khả năng lên men thông qua lượng CO2 thoát ra theo thời gian ở mỗi bình. Kết quả được thể hiện ở hình 3.2:
Hình 3.2 Lượng CO2 thoát ra của các chủng nấm men theo thời gian lên men Từ hình 3.2, dựa vào lượng CO2 thoát ra cho thấy 4 chủng nấm men đều có