III. MÔ HÌNH PHÂN HOÁ TRONG GIÁO DỤC TRUNG HỌC PHỔ
3. Mô hình dạy học phân hóa trong giáo dục THPT của Việt Nam cho giai đoạn sau năm
sau năm 2015
a) Qua tìm hiểu các mô hình phân hóa trong GD THPT của các nước, qua các bài học kinh nghiệm rút ra từ những lần thí điểm phân ban ở THPT của nước ta trong vài chục năm qua và trên cơ sở phân tích các yêu cầu về kinh tế, xã hội trong giai đoạn tới, báo cáo này đề xuất sáu định hướng đối với việc xây dựng mô hình phân hoá trong GD THPT và đề xuất mô hình tổ chức dạy học tự chọn theo các định hướng để thực hiện phân hóa trong GD THPT cho giai đoạn Cải cách GD (giai đoạn sau năm 2015).
b) Mô hình tổ chức dạy học tự chọn theo các định hướng bao gồm các môn học cốt lõi, các môn học tự chọn bắt buộc dành cho từng định hướng và các môn học tự
chọn tùy ý:
- Các môn học cốt lõi là những môn học bắt buộc đối với mọi HS để đảm bảo mặt bằng tối thiểu của nền học vấn phổ thông và được biên soạn theo chương trình chuẩn. Nên đưa vào chương trình hai môn tích hợp là môn Khoa học tự nhiên và môn Khoa học xã hội và Nhân văn, thay cho các môn học riêng lẻ tương ứng.
- Các môn học tự chọn bắt buộc được xây dựng cho từng định hướng, góp phần đào tạo nhân lực đa dạng, đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế dang bước vào giai
đoạn cất cánh.
- Các môn học tự chọn tùy ý dành cho mọi HS theo học bất kì hướng nào trong các hướng nêu trên, có tác dụng góp phần phát triển các năng lực đa dạng của mỗi HS, đáp ứng các nguyện vọng và sở thích học tập khác nhau của họ và do đó góp phần bồi dưỡng nhân tài.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ CHUNG
1. Việt Nam đang thuộc khu vực các nước chậm phát triển. Tuy nhiên, nền kinh tế của nước ta đang ở giai đoạn chuẩn bị và hội đủ các điều kiện cho cất cánh, tiến