IV. MÔ HÌNH PHÂN HÓA TRONG GIÁO DỤC HOÀN TOÀN BẰNG CÁC MÔN HỌC TỰ CHỌN
4.6. Phân hoá trong giáo dục THPT của Hungary 1 Một sốđặc điểm
a) Ở Hungari có một CT Cốt lõi Quốc gia (NCC) tạo ra cơ sở nền tảng của GD bắt buộc. CT Cốt lõi Quốc gia xác định các mục tiêu mà mọi trường ở Hungari phải thực hiện. Những mục tiêu này tạo ra cho HS các cơ hội bình đẳng và đồng đều trong việc tiếp nhận một nội dung GD cơ sở trong mọi loại hình GD trong nhà trường. Bằng cách đó, CT Cốt lõi Quốc gia nhằm đạt tới sự thống nhất cần có về nội dung, cũng như cho phép HS chuyển đổi sang các loại hình trường khác.
b) Các CT khung quốc gia, do trung ương soạn thảo, xác định những yêu cầu tối thiểu đối với mỗi môn học, từ đó các trường và hội đồng GV địa phương phải xác
định và thực hiện các CT của địa phương đối với mỗi cấp lớp và mỗi môn (x. 25).
4.6.2. Cách thức thực hiện phân hoá
a) CT khung của GD Trung học không xác định các môn học bắt buộc, chỉ nêu danh mục các môn học được giảng dạy ở cấp học này. Đó là các môn: Tiếng Hungari và Văn học, Lịch sử, Nghiên cứu về con người và Đạo đức, Ngoại ngữ thứ
nhất, Ngoại ngữ thứ hai, Toán, Công nghệ thông tin, Nhập môn Triết học, Vật lí, Sinh học, Hóa học, Trái đất và Môi trường, Âm nhạc, Vẽ và Văn hoá nghe nhìn, Giáo dục thể chất và Thể thao.
b) Các môn học tự chọn: Chương trình không nêu rõ các môn học tự chọn là các môn nào và cách thức HS tự chọn các môn học này như thế nào.
c) Quy định 5 môn thi cho kì thi tốt nghiệp THPT (maturity examination) gồm: - 3 môn bắt buộc là Tiếng Hungari và Văn học, Lịch sử, Toán;
- 2 môn được chọn trong số các môn: Ngoại ngữ, Hóa học, Vật lí, Địa lí, Sinh học. (Xem Phụ lục 16 về Kế hoạch dạy học Giáo dục trung học của Hungary)
KẾT LUẬN PHẦN THỨ NHẤT 1.1. Tóm tắt một số nội dung chính