III. QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN PHÂN HOÁ TRONG GIÁO DỤC TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CỦA NHẬT BẢN
3.1.3. Cải cách giáo dục sau Chiến tranh thế giới lần thứ ha
a) Thời kì ngay sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai
Năm 1946, Phái đoàn GD Mỹ đến thăm Nhật Bản để xây dựng một báo cáo vềtái thiết GD Nhật Bản. Các nhà GD Nhật Bản có quan điểm dân chủ trong GD cũng nỗ
lực xây dựng một lí thuyết và những chính sách mới về GD. Kết quả là Bộ Luật cơ
bản về GD đã được ban hành. Bộ Luật này đặt ra các nguyên tắc GD trên cơ sở hoà bình và dân chủ, các quyền cơ bản của con người và của cá nhân được đặc biệt đề
cao. Nhờ đó, quá trình dân chủ hóa trong GD đã được thực hiện thông qua các chính sách phi tập trung hoá trong quản lí GD, thực hiện nguyên tắc bình đẳng về
cơ hội được hưởng nền GD, bãi bỏ sự phân biệt về giới trong GD, tôn trọng quyền tự do của GV trong giảng dạy và quyền tự do lập các nghiệp đoàn giáo giới, thay
đổi hệ thống GD của nhà trường theo hệ thống của Mỹ là 6-3-3-4 (trong đó quy
định GD bắt buộc là 9 năm, gồm 6 năm Tiểu học và 3 năm THCS) . b) Những thay đổi sau thời kì chiếm đóng
Sự phục hồi nhanh chóng về công nghiệp và nhịp độ phát triển kinh tế cao đạt
được sau những năm 1950 đã dẫn đến những thay đổi trong chính sách của chính phủ đối với GD. Vấn đề đặt ra là cần phải đảm bảo hài hoà giữa “phát triển nguồn
nhân lực” và việc “bình đằng về cơ hội” trong dân chủ hoá GD. Để giải quyết vấn
đề này, chính phủ thấy cần phải tránh tình trạng không hiệu quả do việc phân tán trong quản lí GD và việc tập trung hoá GD lại được thiết lập trở lại. Bộ Giáo dục chịu trách nhiệm soạn thảo, hướng dẫn thực hiện CT và phương pháp giảng dạy, cấp phép ban hành các SGK.
c) Các vấn đề hiện nay và viễn cảnh trong tương lai
- Nhịp độ phát triển kinh tế cao và những thay đổi trong xã hội mà nó mang lại làm tăng cường tính cạnh tranh trong các kì thi vào các trường đại học. Điều này đã dẫn đến những sai lệch trong quá trình GD. Trẻ em phải học theo mong muốn của cha mẹ chứ không theo năng lực, sở thích, hứng thú của các em. Điều này đã dẫn
đến hiện tượng chạy lớp, chạy trường, luyện thi tràn lan..v..v.. Việc thi đỗ vào các trường đại học danh tiếng là một áp lực lớn đối với HS, cha mẹ HS và cả xã hội. Những hiện tượng này đều ảnh hưởng đáng kể tới chất lượng giáo dục và làm cho chi phí tổng thể của xã hội cho GD tăng lên đáng kể.
- Mặt khác, có hiện tượng số lượng trẻ em không theo kịp nhịp độ học tập ở
lớp ngày càng tăng. Điều này đòi hỏi GV phải linh hoạt hơn trong CT giảng dạy đối với các loại đối tượng HS khác nhau trong một lớp.
- Một hiện tượng nữa là hiện tượng yugami, trong đó số trẻ em bị mất khả năng tự điều hoà hoặc rối loạn tâm lí, kêu đau đầu, ngáp vặt ngay cả vào buổi sáng, cáu bẳn và chán nản..v..v.. ngày càng tăng. Tình trạng quá căng thẳng về thể chất và tinh thần đã trở thành vấn đề nghiêm trọng trong GD.
- Số HS muốn học tiếp lên THPT ngày một tăng và do đó khả năng phân luồng học sinh sau THCS bị hạn chế. Năm 1996, tỉ lệ HS từ THCS học tiếp lên Trung học bậc cao là 96,8%, trong đó 73,6% lên học THPT và số còn lại vào các trường Trung học nghề và THPT kết hợp.
- Số HS tốt nghiệp THPT tiếp tục vào đại học tăng dần, mặc dù đã tăng cường thành lập các trường đại học mới. Năm 1998 có 40,7% HS tốt nghiệp THPT được học tiếp lên đại học.