III. MÔ HÌNH PHÂN HOÁ TRONG GIÁO DỤC TRUNG HỌC PHỔ
2. Tác động của sự phát triển kinh tế đến việc phân hóa trong giáo dục Trung học phổ thông
Nam bằng hình thức phân ban
Ngay từ trước năm 1945, các trường THPT ở Việt Nam đã trải qua nhiều lần thực hiện phân hóa trong GD bằng hình thức phân ban. Kể từ năm 1989 đến nay đã có ba lần thực hiện thí điểm mô hình trường THPT phân ban: lần thứ nhất từ 1989
đến 1991; lần thứ hai từ 1993 đến 2000 và lần thứ ba 2003-2006. Các lần thí điểm này đã cho chúng ta những kinh nghiệm thực tế để có những điều chỉnh cần thiết
đối với việc triển khai đại trà phương án phân ban ở trường THPT. Qua một năm học đầu tiên (2006-2007) triển khai đại trà việc phân hóa trong GD THPT bằng hình thức phân ban kết hợp với môn học và chủ để tự chọn đã cho thấy phương án này bước đầu được xã hội chấp nhận.
2. Tác động của sự phát triển kinh tế đến việc phân hóa trong giáo dục Trung học phổ thông học phổ thông
a) Những nghiên cứu các mô hình tăng trưởng và phát triển kinh tế chỉ ra rằng khi xây dựng mô hình phân hóa trong GD THPT cần lưu ý đến những yếu tố quan trọng tác động đến xu hướng phân hoá trong GD THPT như sự phát triển khoa học-công nghệ, vai trò quản lí của nhà nước và sự tự điều tiết của người học.
b) Nền kinh tế của nước ta đang ở giai đoạn chuẩn bị và hội đủ các điều kiện cho cất cánh. Phân công lao động xã hội ở Việt Nam chưa phát triển, nhìn chung trình
độ chuyên môn hóa sản xuất và chuyên môn hóa lao động còn thấp. Tuyệt đại bộ
phận lao động nằm ở khu vực nông nghiệp và nông thôn.
c) Quá trình chuyển đổi nền kinh tế từ kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế
thị trường, quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa và quá trình này hội nhập với kinh tế thế giới là những tiền đề quan trọng cho việc thực hiện phân hoá trong GD THPT.
d) GD THPT vừa phải chuẩn bị cho phần lớn những người học có đủ năng lực để
học tiếp lên đại học, vừa chuẩn bị cho một bộ phận có thể đi vào cuộc sống lao động ngay sau khi tốt nghiệp hoặc qua một khoá huấn luyện ngắn hạn về nghề nghiệp. Khi chuyên môn hóa sản xuất và chuyên môn hóa lao động phát triển, dù đi theo
hướng nào thì ngay trong quá trình học ở THPT cũng đã bắt đầu định hướng và chuẩn bị hành trang cho HS đi vào những lĩnh vực hay nhóm ngành nghề trong tương lai.