III. QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN PHÂN HOÁ TRONG GIÁO DỤC TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CỦA NHẬT BẢN
3.2. Phân hoá trong giáo dục Trung học của Nhật Bản 1 Đa dạng hoá trong giáo dục
3.2.1. Đa dạng hoá trong giáo dục
một nhịp độ phát triển kinh tế cao trên cơ sở đổi mới công nghệ và nâng cao năng suất. Điều này làm thay đổi lớn trong cơ cấu công nghiệp và trong nhu cầu về lao
động. Vì thế công nghiệp đã gây sức ép đối với hệ thống GD, đặc biệt là sức ép đối với việc đa dạng hóa hệ thống trường học hiện có và đòi hỏi phải cân nhắc nhiều hơn đối với những khác biệt về năng lực và xu hướng cá nhân.
b) Đa dạng hoá GD được xem xét trước hết đối với các trường Trung học sau giai đoạn GD bắt buộc, trong đó có các trường THPT. Nhà nước khuyến khích HS, sau khi tốt nghiệp THCS, theo học các trường Trung học chuyên ngành kĩ thuật hoặc thương mại. Nhưng số HS theo học các trường này vẫn ít hơn so với mong muốn của nhà nước, đa số HS vẫn muốn theo học các trường THPT.
Cải cách GD trong thời kì kinh tế, xã hội phát triển cao được thực hiện theo xu hướng đáp ứng các nhu cầu của công nghiệp và của các công ty, trong đó đặc biệt nhấn mạnh tới yêu cầu về năng lực. Điều này cho phép đáp ứng các loại nhu cầu về
lao động công nghiệp. Những ai đã từng khẳng định GD phản ánh trực tiếp các nhu cầu của công nghiệp hoá sẽ đánh giá cao vai trò của GD trong việc thực hiện xã hội công nghiệp hoá ngày hôm nay của Nhật Bản. Vì vậy những vấn đề gần đây của GD
đòi hỏi chính phủ cần xem xét một cuộc cải cách GD trên quy mô lớn. Điểm then chốt của cuộc cải cách này là phải làm cho nền GD nhà trường trở nên sinh động, hấp dẫn đối với thế hệ trẻ; mở rộng tự do nhằm thay thế hệ thống GD đồng nhất, cứng nhắc và quá coi trọng phát triển nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu của một xã hội công nghiệp phát triển cao đang tồn tại hiện nay. Những người ủng hộ đa dạng hoá GD đòi hỏi GD nhà trường cần có yếu tố cạnh tranh lớn hơn bằng cách thay đổi hệ thống GD 6-3-3 cứng nhắc, nới lỏng những hạn chế trong việc thành lập các trường và GD phải do các trường thuộc khu vực dân lập cung cấp là chủ yếu. Việc
đa dạng hoá và cạnh tranh cũng đòi hỏi những thay đổi phù hợp trong nhiều chính sách của GD, như cho phép HS nhảy qua một hay hai năm học, tổ chức các lớp học dựa theo năng lực, cải cách hệ thống đánh giá trình độ năng lực của HS.