QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN PHÂN HOÁ TRONG GIÁO DỤC TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CỦA PHÁP (Xem chi tiết ở Phụ lục 1e)

Một phần của tài liệu xây dựng mô hình phân hoá bậc trung học trong giai đoạn cải cách giáo dục (Trang 52 - 57)

HỌC PHỔ THÔNG CỦA PHÁP (Xem chi tiết ở Phụ lục 1e)

1.1. Thi kì 1, 2 và 3: Tđầu Công nguyên ti thi đế chế Napoléon.

a) Trong thời kì phong kiến, Giáo dục trung học (GDTH) của Pháp chưa được phát triển thành một hệ thống độc lập. GDTH chỉđược coi là một giai đoạn của GD

đại học và được thực hiện trong khuôn viên của các trường đại học. Bậc trung học chưa có chương trình GD riêng. Nội dung dạy học thay đổi tuỳ theo từng trường và do người dạy trực tiếp soạn thảo. Tuy nhiên những nội dung này cũng được định hướng theo yêu cầu của tầng lớp quý tộc, nhằm cung cấp cho tầng lớp này những người kế thừa có đủ năng lực thâu tóm mọi quyền lực của xã hội phong kiến.

Tùy theo yêu cầu đào tạo mà nội dung có những thay đổi nhất định, nhưng chủ

yếu vẫn tập trung vào các môn Triết, Lô gic, Văn phạm, Luật làm thơ. Phương pháp tranh luận, Nghệ thuật quân sự… được dạy theo phương pháp giáo điều. Chỉ một số

ít người có năng lực đặc biệt, thuộc nhóm tinh hoa của tầng lớp quý tộc, mới được học các chương trình Toán, Thiên văn, Vật lí, nhưng cũng chỉ nhằm mục đích tham gia các cuộc tranh luận thuần tuý lí thuyết và giáo điều chứ không nhằm mục đích phát triển khoa học cũng như phục vụ đời sống.

Một hướng phân hoá thứ hai của nội dung GDTH thời kì phong kiến là phân hoá theo giới tính. Các trường trung học chỉ dành cho các HS nam. HS nữ chỉ được GD trong gia đình dưới sự hướng dẫn của các gia sư, trong đó nội dung GD tập trung chủ yếu vào các môn Văn chương, Tiếng nước ngoài và Nữ công gia chánh.

b) Phải chờ tới năm 1802, dưới thời Napoléon, thì GDTH mới thực sự tách khỏi GD đại học và trở thành một hệ thống GD độc lập Ngày 1/5/1802, Napoléon ban hành Luật GDTH và cho thành lập các trường Lycée đầu tiên của nước Pháp. Ban

đầu các trường này cũng chỉ dành cho HS nam và dạy theo một chương trình thống nhất không phân ban.

Những thay đổi về kinh tế, xã hội, chính trị, tư tưởng, văn hoá của thời kì Phục hưng và những phát minh về khoa học kĩ thuật cùng với sự ra đời của tầng lớp tư

sản đã ảnh hưởng lớn đến nội dung GDTH Pháp. Trong các trường Lycée, ngoài các nội dung về Văn chương, Ngôn ngữ và Suy luận trừu tượng, đã bắt đầu đưa thêm vào các nội dung Toán và Khoa học tự nhiên dưới hình thức "dạy học tự chọn không bắt buộc". Chính sự phân hoá ban đầu bằng hình thức giáo trình tự chọn này

đã chuẩn bị cho sự ra đời của sự phân hoá GDTH thành hai ban Khoa học xã hội và Khoa học tự nhiên diễn ra vào thế kỉ thứ XIX.

1.2. Thi kì 4: T thế k th XIX đến nay.

a) Thế kỉ thứ XIX

Sự phân hoá chính thức trong GDTH Pháp bằng hình thức phân ban được tiến hành vào đầu thế kỉ thứ XIX. Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và kĩ thuật ởđầu thế kỉ thứ XIX đã cho thấy các kiến thức văn chương cổ điển và những suy luận giáo điều không đủ để đáp ứng những yêu cáu của cuộc sống. Do đó mà từ năm 1918 người ta đã bắt đầu cho mở các lớp chuyên ban về Khoa học tự nhiên ở một số

trường Lycée. Tới năm 1821 bằng Tú tài khoa học được công nhận, đồng nghĩa với việc chính thức thừa nhận sự tồn tại của Ban khoa học trong GDTH Pháp.

Như vậy là cho tới những năm 20 của thế kỉ thứ XIX, ở các trường Lycée Pháp mới chỉ có hai ban là Ban Văn chương và Ban Khoa học và cũng chỉ mới được thực hiện ở một số trường có điều kiện. Nội dung học tập của Ban Văn chương chủ yếu là tiếng La tinh, tiếng Hy lạp và Văn chương cổ điển. Nội dung học tập của Ban Khoa học có thêm Toán và Khoa học tự nhiên. Tuy nhiên mọi HS vẫn phải học các cổ ngữ La tinh và Hy lạp. Mãi tới năm 1829 mới cho dạy Sinh ngữ ở Ban Khoa học thay cho các Cổ ngữ.

Nhưng cũng phải chờ tới năm 1853 người ta mới chính thức đưa môn Sinh ngữ

vào các kì thi Tú tài và các học sinh Ban Khoa học có thể vào các trường đại học mà không cần phải học tiếng La tinh hoặc Hy lạp.

Từ năm học 1847- 1848 việc phân ban được thực hiện đại trà ở mọi trường Trung học bắt đầu từ năm thứ Tư của bậc trung học (Lớp đệ Tứ) với hai ban là Văn chương và Khoa học. Ban Văn chương tiếp nối truyền thống cổ điển, tôn sùng Ngôn ngữ và những Suy luận trừu tượng giáo điều. Ban Khoa học đáp ứng những yêu cầu nhân lực cho một nền kinh tế phát triển dựa trên những thành tựu của khoa học và kĩ thuật.

Một hướng phân hoá quan trọng nữa trong GDTH Pháp thế kỉ thứ XIX là việc

đưa nội dung kĩ thuật và nghề vào trường trung học. Nếu trước đây việc dạy nghề ở

Pháp chủ yếu được thực hiện bằng hình thức truyền nghề trong gia đình hoặc trong các cơ sở sản xuất nhỏ, thì tới những năm đầu của thế kỉ thứ XIX, dưới thời kì Phục hưng, do nền kinh tế phát triển, cần nhân lực có trình độ văn hoá và nghề cao, người ta đã buộc phải đưa giáo dục kĩ thuật và nghề vào hệ thống GDTH. Các trường Trung học Hoàng gia bắt đầu mở các chương trình dạy nghề cho các HS đã học hết năm thứ ba của trường Trung học. Những HS này có thể theo học 3 năm chuyên biệt về "Khoa học và những ứng dụng của khoa học vào công nghệ" để trở thành các kĩ thuật viên.

Từ năm 1833, theo Luật Guigot thì ở các trường Cao đẳng tiểu học (Trường Cao

đẳng tiểu học là các trường Trung học đặc biệt được mở ở các vùng chưa có điều kiện mở các trường Collège và Lycée, đào tạo cả hai trình độ: Tiểu học và Trung học cơ sở), sau khi học xong chương trình Tiểu học, HS sẽ được phân vào hai ban: Ban Phổ thông học tiếp chương trình Trung học vàBan Chuyên nghiệp học kĩ thuật trong 3 năm để bước vào cuộc sống lao động.

Những HS tốt nghiệp Cao đẳng tiểu học, tuy có trình độ tay nghề tốt, nhưng trình độ văn hoá chỉ là trình độ Tiểu học, nên khó có thể đáp ứng được những yêu cầu của sản xuất công nghệ phát triển mạnh vào nửa sau của thế kỉ XIX. Do đó, năm 1863, Bộ trưởng Bộ GD Pháp Victor Duruy chính thức quyết định đưa Ban chuyên nghiệp vào các trường Lycée nhằm đào tạo nhân lực có trình độ văn hóa và nghề nghiệp cao. Đến năm 1891 thì Ban chuyên nghiệp trở thành Ban Hiện đại của trường Lycée, còn việc dạy kĩ thuật và nghề được chuyển sang Bộ Thương mại. Bộ

này thành lập Vụ Giáo dục kĩ thuật để phụ trách việc dạy nghề. Ban Hiện đại ở các trường Lycée trở thành Ban Phổ thông, tập trung vào các môn Sinh ngữ, Toán và Khoa học tự nhiên, không dạy Kĩ thuật.

b) Từ những năm cuối thế kỉ thứ XIX đến nay.

Tuy vào những năm cuối thế kỉ thứ XVIII và đầu thế kỉ thứ XIX những thay đổi cơ bản về GD Pháp diễn ra chủ yếu ở bậc Tiểu học, do yêu cầu dân chủ hoá và phổ

cập GD cho lứa tuổi từ 6 đến 13 không phân biệt nam nữ, nhưng bậc Trung học vẫn có một số thay đổi đáng ghi nhận trong giai đoạn này. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thay đổi cơ bản nhất là việc chuyển từ xu hướng kinh viện giáo điều sang xu hướng hiện đại, thiết thực, được thể hiện ở việc giảm tải nội dung dạy học, chú ý tới việc phát triển trí tuệ nhiều hơn là nhồi nhét kiến thức sách vở.

Sau Thế chiến lần thứ nhất, do yêu cầu đào tạo nhân lực có hệ thống và có trình

độ cao để phục vụ cho công việc tái thiết đất nước, người ta đã buộc phải đưa GD Kĩ thuật từ Bộ thương mại trở về Bộ giáo dục. Hệ thống các trường trung học chuyên nghiệp được mở để chuẩn bị cho HS thí lấy chứng chỉ nghề. Tuy nhiên, GD Trung học nghề vẫn chưa được coi có trình độ tương đương với GD THPT, người ta chưa cho ra đời bằng Tú tài nghề.

Những tiến bộ về khoa học và kỹ thuật sau Thế chiến thứ nhất đã làm giảm vị trí

độc tôn của các môn học cổ điển như tiếng La tinh, tiếng Hylạp. Từ việc bắt buộc HS phải học tiếng La tinh, tiếng Hy lạp, từ năm 1927 người ta đã thành lập thêm các ban trong đó chỉ có tiếng La tinh không có tiếng Hy lạp hoặc không có cả tiếng La tinh và tiếng Hy lạp. Đó là: ban A’: La tinh - Sinh ngữ; ban B: Các Sinh ngữ.

Sau Thế chiến thứ hai, các phong trào dân chủ đã có ảnh hưởng lớn đến GDTH Pháp, biến trường Lycée từ trường dành cho các phần tử tinh hoa thuộc tầng lớp trên của xã hội thành trường Trung học bình dân dành cho mọi người. Để có thể đáp

ứng được những nhu cầu học tập đa dạng của nhiều tầng lớp thanh niên khác nhau, số ban ở các trường Lycée được tăng dần. Vào năm 1946 số ban này đã tăng lên tới 7 ban: 4 ban cổ điển, 2 ban hiện đại và 1 ban kỹ thuật.

Những năm sau đó vai trò của khoa học và công nghệ ngày càng được đề cao trong GDTH Pháp. Năm 1953 người ta thành lập thêm một ban Kĩ thuật nữa gọi là ban Kĩ thuật B: Kĩ thuật và Kinh tế. Tới năm 1968 HS đã có thể thi lấy bằng Tú tài theo 5 chuyên ngành, trong đó chỉ có một chuyên ngành A là tiếp tục truyền thống giáo dục cổ điển, các chuyên ngành còn lại đều được phát triển từ ban Hiện đại. Năm chuyên ngành này là: (A) Triết học và Văn chương ; (B) Kinh tế và Xã hội ; (C) Toán và Vật lí – Hóa học ; (D) Toán và Sinh học ; (E) Toán và Kĩ thuật.

Cùng với sự thành lập trường Lycée công nghệ vào những năm đầu của thập kỷ

60, năm 1969 bắt đầu có bằng Tú tài công nghệ. Năm 1976 thành lập trường Lycée nghề và năm 1985 có bằng Tú tài nghề.

hoá rõ rệt với 3 loại bằng tú tài: Tú tài phổ thông và Tú tài công nghệ (chuẩn bị cho học sinh học lên các trường đại học khoa học và công nghệ), Tú tài nghề (chuẩn bị

cho học sinh vào đời). GDTH Pháp đã thực hiện việc thay đổi cốt lõi, từ GD chỉ

dành cho một số rất ít phần tử tinh hoa của giới quý tộc, chuyển thành GD dành cho các tầng lớp trên của xã hội chuẩn bị cho họ bước vào cho các trường đại học, rồi lại chuyển thành GD cho mọi tầng lớp thanh niên, vừa chuẩn bị cho họ học lên, vừa chuẩn bị cho họ bước vào cuộc sống lao động.

Các số liệu sau đây về tỉ lệ phần trăm lứa tuổi THPT có bằng Tú tài có thể dùng

để minh họa cho nhận định trên:

1880 1936 1970 1989 2000 1% 2,7% 20% 30% 62% 1% 2,7% 20% 30% 62% Năm học 2000 có 484 000 HS có bằng tú tài, trong đó có 259 812 có bằng Tú tài

phổ thông, 137 603 có bằng Tú tài công nghệ và 88 504 có bằng Tú tài nghề.

Sự phân hoá GD sau THCS thành hai luồng: học lên và vào đời. Luồng học lên

được phân hóa theo 3 loại hình trường Lycée: Lycée phổ thông, Lycée công nghệ và Lycée nghề được duy trì cho đến hiện nay và chắc là còn được duy trì trong nhiều năm tới.

Trong từng loại trường lại có những sự phân hoá tiếp theo nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu học tập phù hợp với năng lực và nguyện vọng của HS. Trong trường Lycée phổ thông và công nghệ, việc phân hoá được thực hiện bằng hình thức dạy học tự chọn ở năm thứ nhất, hình thức phân ban kết hợp với dạy học tự chọn ở

hai năm sau.

Các ban ở trường Lycée phổ thông được chia thành hai lĩnh vực: Khoa học xã hội và Khoa học tự nhiên. Lĩnh vực Khoa học xã hội có hai ban là các Ban Văn chương (còn gọi là ban Ngôn ngữ) và Ban Kinh tế và Xã hội; lĩnh vực Khoa học tự

nhiên có một ban là Ban Khoa học. Việc phân hoá ở lớp cuối cấp được thực hiện trong nội bộ từng ban bằng các môn học và giáo trình tự chọn.

Các ban ở trường Lycée công nghệ nhiều hơn và thay đổi tuỳ thuộc vào sự xuất hiện của các công nghệ mới. Hiện nay các ban chủ yếu của loại hình trường này là: Công nghệ công nghiệp, Khoa học và Công nghệ, Công nghệ các phòng thí nghiệm, Công nghệ y tế xã hội, Khoa học và Công nghệ dịch vụ …và một số ban chuyên về

Nghệ thuật như Âm nhạc, Múa . . .

Các trường Lycée nghề của Pháp chủ yếu đào tạo theo địa chỉ nên các ngành, nghềđào tạo phụ thuộc vào các cơ sở sử dụng lao động.

Cho đến nay việc phân hoá GD ở bậc trung học Pháp về cơ bản vẫn tuân theo các nguyên tắc của những năm 80 của thế kỉ trước. Nếu có thay đổi thì chỉ là thay

đổi về các môn học và giáo trình tự chọn thể hiện ở việc thay đổi các môn thi để lấy bằng Tú tài.

Ví dụ, năm 2001 do sự phát triển mạnh mẽ của tin học và những ứng dụng rộng rãi của ngành này vào cuộc sống, người ta đã đưa vào kì thi Tú tài của ban Văn chương hai môn thi bắt buộc là Khoa học tự nhiên và Toán-Tin. Từ năm 2004, cùng với sự phát triển của Liên minh châu Âu và ý tưởng về một châu Âu thống nhất và sự toàn cầu hoá, việc học ngoại ngữ trong các trường Lycée đã được tăng cường. Trong nhiều trường đã tiến hành dạy một số môn như Toán, Lịch sử, Địa lí, Sinh học..v..v.. bằng tiếng nước ngoài để HS thi lấy bằng "Tú tài châu Âu” và " Tú tài quốc tế” (x. 20, 38).

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu xây dựng mô hình phân hoá bậc trung học trong giai đoạn cải cách giáo dục (Trang 52 - 57)