III. QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN PHÂN HOÁ TRONG GIÁO DỤC TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CỦA NHẬT BẢN
2.1.3. Hệ thống GD toàn quốc đầu tiên của Nhật Bản được hình thành vào đầu thế
kỉ VIII, như một phần trong CT cải cách chính trị rộng lớn, được gọi là các cải cách Taika. Từ đó bộ Luật học tập (Gakurei) được ban hành và dẫn đến việc thành lập “Đại học viện” (Daigaku) và các học viện địa phương (kokugaku).
Vào thế kỉ XVI, các trường Tiểu học và Trung học được hình thành dưới tác
động trực tiếp của các nhà truyền giáo Bồ Đào Nha. Tại các trường này, HS được học Tiếng La tinh, Tiếng Bồ Đào Nha, Âm nhạc, Hội hoạ, Khắc đồng, Toán, Thiên văn học.
Trong thời kì Minh Trị (1868 – 1912) đã có những chính sách mạnh mẽ, thúc
đẩy nền GD phát triển vượt bậc. Chính phủ coi GD là bộ phận then chốt trong việc hình thành hình thái ý thức, mong muốn Nhật Bản trở thành một quốc gia độc lập, giàu có và hùng mạnh. GD tạo điều kiện thuận lợi tiếp thu tri thức, kĩ thuật hiện đại
để thực hiện mục đích này.
Những năm sau đại chiến thế giới lần thứ hai, Nhật Bản đã đạt được một nhịp
độ phát triển kinh tế cao, trên cơ sở đổi mới công nghệ và nâng cao năng suất. Điều này làm thay đổi lớn trong cơ cấu công nghiệp và trong nhu cầu về lao động. Vì thế
công nghiệp đã gây sức ép đối với hệ thống GD để giải quyết nhu cầu về lao động.
Đặc biệt là sức ép đối với việc đa dạng hóa hệ thống trường học hiện có và đòi hỏi phải cân nhắc nhiều hơn đối với những khác biệt về năng lực và xu hướng cá nhân, trước hết được xem xét đối với các trường Trung học sau giai đoạn GD bắt buộc, trong đó có các trường THPT.
2.2.Một số nhận xét