Thực hiện phân hoá trong giáo dục Trung học phổ thông theo các định hướng kết hợp vói dạy học tự chọn

Một phần của tài liệu xây dựng mô hình phân hoá bậc trung học trong giai đoạn cải cách giáo dục (Trang 84 - 85)

III. MÔ HÌNH PHÂN HOÁ TRONG GIÁO DỤC TRUNG HỌC PHỔ

3.2. Thực hiện phân hoá trong giáo dục Trung học phổ thông theo các định hướng kết hợp vói dạy học tự chọn

hướng kết hp vói dy hc t chn

Phân tích các mô hình phân hoá trong GD THPT của nhiều nước trên thế giới, mô hình tổ chức dạy học tự chọn theo các định hướng là mô hình phân hóa trong GD có tính chất mềm dẻo và linh hoạt hơn so với mô hình phân ban. Khác với mô hình phân ban, mỗi định hướng trong mô hình này không quy định các môn học cố

định, do đó mô hình tổ chức dạy học theo các định hướng không tạo ra những khung cứng đối với việc đáp ứng nguyện vọng, năng lực và sở thích khác nhau của HS. Việc dạy học tự chọn trong mô hình này chỉ có tính định hướng và chuẩn bị cho việc học tập sau giai đoạn THPT (học lên hay học nghề). Vì thế chương trình học tập dành cho mỗi định hướng chỉ giới thiệu một danh mục các môn tự chọn và theo quy định, HS chỉ bắt buộc phải chọn học một số trong số các môn này. Tùy theo năng lực, nguyện vọng sở thích của mình, mỗi HS được hoàn toàn tùy chọn hướng học tập mà mình theo đuổi và sau đó tùy ý lựa lựa chọn các môn học được giới thiệu cho mỗi định hướng, sao cho hoàn thành đủ số lượng như quy định chung. Nhờ thế, HS có thể dễ dàng chuyển đổi các môn học tự chọn bắt buộc và do đó có thể chuyển đổi cảđịnh hướng học tập mà họ muốn theo đuổi.

Ngoài ra chương trình còn bao gồm các môn học hay các giáo trình tự chọn tùy ý, nghĩa là người học, tùy theo điều kiện riêng của mình về năng lực, sở thích, nguyện vọng, hứng thú, thời gian, sức khỏe và các điều kiện khác mà có thể lựa chọn một số lượng bất kì hoặc không lựa chọn các môn học loại này. Mỗi trường, tùy theo các điều kiện và khả năng của mình sẽ thông báo danh mục các môn học tự

chọn tùy ý mà nhà trường có thểđáp ứng, để học sinh đăng kí theo học.

Như vậy, mô hình tổ chức dạy học theo các định hướng đảm bảo một mặt bằng học vấn phổ thông tối thiểu cho mọi HS bằng chương trình các môn học cốt lõi, bắt buộc. Việc tổ chức các định hướng cho dạy học tự chọn sẽ góp phần đào tạo các nguồn nhân lực đa dạng, đáp ứng yêu cầu phát triển của nền kinh tế đa thành phần, hoạt động theo cơ chế thị trường. Thêm vào đó, các môn học tự chọn tùy ý sẽ đáp

ứng được các sở thích, nguyện vọng và năng lực khác nhau của các cá nhân HS, góp phần đào tạo và phát triển các tài năng trong nhiều lĩnh vực.

Một phần của tài liệu xây dựng mô hình phân hoá bậc trung học trong giai đoạn cải cách giáo dục (Trang 84 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)