IV. MÔ HÌNH PHÂN HÓA TRONG GIÁO DỤC HOÀN TOÀN BẰNG CÁC MÔN HỌC TỰ CHỌN
4.5. Phân hoá trong giáo dục THPT của Niu Dilân (New Zealand) 1 Một sốđặc điểm
CT của Niu Di-lân, do Bộ Giáo dục ban hành, được áp dụng cho mọi trường học của Niu Dilân, kể cả của vùng kura kaupapa Maori và các trường GD chuyên biệt (Xem Phụ lục 15 về Chương trình khung của Niu Dilân). CT đòi hỏi GD phải đáp
ứng và thoả mãn nhu cầu và năng lực của mọi HS để họ có thể góp phần đầy đủ vào cộng đồng mà họ sẽ sống và làm việc (x. 31).
4.5.2. Cách thức thực hiện phân hoá
a) CT quy định các lĩnh vực học tập chủ yếu, các môn học tối thiểu bắt buộc và giới thiệu các môn học tự chọn. Các trường THPT có quyền linh hoạt trong việc phát triển các CT đểđáp ứng các nhu cầu riêng của HS.
b) Các lĩnh vực học tập chủ yếu: Các trường cần đảm bảo rằng HS các lớp 11, 12 và 13 (có độ tuổi 15/16 – 17/18) được học tập theo một CT cân đối, dựa trên một nền GD đầy đủ và phong phú mà họ đã nhận được trong các năm học trước đó, trong khi đó thừa nhận các nhu cầu GD và đào tạo đa dạng của HS ở cấp học này. Vì vậy, ở cấp học này nhà trường cần tạo cho HS cơ hội được tiếp tục học tập mỗi lĩnh vực học tập chủ yếu sau: Ngôn ngữ và các tiếng khác ; Toán ; Khoa học tự
nhiên ; Công nghệ ; Khoa học xã hội ; Nghệ thuật ; Sức khoẻ và Thể chất.
c) Các môn học bắt buộc: Mọi HS THPT đều phải theo học tối thiểu 6 môn, trong số đó có 3 môn là: Tiếng Anh hoặc tiếng Maori, Toán, một trong số các môn Khoa học tự nhiên.
b) Các môn học tự chọn:
- Ở lớp 11, các HS (có độ tuổi 15/16) được lựa chọn rộng rãi các CT học tập các môn hay các khoá học;
- HS các lớp 12 và 13 (ở độ tuổi từ 16 đến 18) có quyền lựa chọn trong số
nhiều CT học tập các môn, tuỳ theo nguyện vọng cá nhân đối với việc học tập, cơ
hội kiếm việc làm và được đào tạo trong tương lai. Họ cũng có thể theo học các môn ở mức độ sâu hơn.
4.6. Phân hoá trong giáo dục THPT của Hungary 4.6.1. Một số đặc điểm