Các lư uý khi thực hiện phương án

Một phần của tài liệu xây dựng mô hình phân hoá bậc trung học trong giai đoạn cải cách giáo dục (Trang 90 - 93)

III. MÔ HÌNH PHÂN HOÁ TRONG GIÁO DỤC TRUNG HỌC PHỔ

3.2.3. Các lư uý khi thực hiện phương án

a) Việc tổ chức dạy học các môn tự chọn bắt buộc và tùy ý:

- Việc tổ chức dạy học các môn tự chọn nói chung và tự chọn theo các định hướng nói riêng, làm cho việc phân hóa trở nên mềm dẻo và linh hoạt hơn. Đồng thời cũng tạo ra cho HS nhiều cơ hội lựa chọn hơn, do đó việc phân hóa trong dạy học sẽ đáp ứng tốt hơn các nhu cầu, nguyện vọng của HS và phù hợp với năng lực của nhiều HS hơn. Vì thế việc phân hóa trong GD sẽ có hiệu quả hơn.

- Tuy nhiên, đây là công việc mà chúng ta chưa có kinh nghiệm và tương đối phức tạp. Hiện nay, chúng ta cũng đã và đang tiến hành dạy học tự chọn các chủ đề

bám sát và nâng cao. Nhưng việc dạy học các môn học tự chọn đòi hỏi những yêu cầu cao hơn về mặt tổ chức và quản lí hoạt động dạy học trong nhà trường, cụ thể

là:

+ Để mỗi HS thật sự có quyền lựa chọn các môn học tự chọn (cả tự chọn bắt buộc và tự chọn tùy ý) thì mỗi trường phải công bố một danh mục gồm một số

lượng đáng kể các môn học này mà nhà trường có thể đáp ứng để HS lựa chọn. Với sự lựa chọn đa dạng của HS thì nhà trường sẽ phải tính đến việc dạy học nhiều môn học tự chọn khác nhau.

+ Nói chung, việc học tập của HS không theo hình thức các lớp học truyền thống với một số học sinh nhất định, mà theo từng môn học, được dạy và học ở

những phòng học được quy định. Đến giờ học của môn tự chọn nào, các HS cùng

đăng kí học môn đó sẽ tới phòng học đã được quy định theo thời khóa biểu. Việc quản lí quá trình học tập của HS theo hình thức tổ chức dạy học này sẽ khác hẳn và nói chung phức tạp hơn so với việc học tập theo các lớp HS cố định.

+ Việc biên soạn chương trình, tài liệu học tập, việc chuẩn bị đội ngũ giáo viên giảng dạy các môn học tự chọn cũng đòi hỏi sự chuẩn bị nhiều năm, nhất là đối với những môn học mới, chưa có trong chương trình của trường THPT từ trước tới nay. Trong đó việc đào tạo, chuẩn bị đội ngũ giáo viên là quan trọng nhât. Thực tế

cho thấy, đã có tình trạng một số môn học tuy được đưa vào nhà trường đã nhiều năm, nhưng do chưa chuẩn bị tốt đội ngũ giáo viên nên việc dạy học những môn học này vẫn kém hiệu quả và còn gặp nhiều khó khăn.

thì cơ sở vật chất đảm bảo việc dạy học nói chung, cũng như điều kiện về phòng học nói riêng, cần phải được tính toán, cân nhắc đầy đủ. Nói chung mỗi trường THPT đều phải có đủ số phòng học bộ môn, các phòng học đa năng ..v..v.. mới đáp

ứng tốt việc dạy học các môn học tự chọn. b) Việc tổ chức dạy học các môn tích hợp:

Hiện nay, rất nhiều nước khi thực hiện dạy học phân hóa đều quy định các môn học cốt lõi để đảm bảo mặt bằng học vấn phổ thông tối thiểu. Trong đó, đi đôi với phân hóa trong dạy học thì đồng thời cũng tiến hành tích hợp một số môn học lại.

Điều này mang lại cho học sinh những hiểu biết về các sự vật, hiện tượng trong sự

tổng hòa các mối quan hệ vốn sẵn có của chúng. Chương trình các nước đều coi môn Khoa học tự nhiên (khi tích hợp các môn Vật lí, Hóa học, Sinh học và các Khoa học về Trái Đất) và môn Khoa học xã hội hay Nghiên cứu xã hội (khi tích hợp các môn Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân..v..v..) là hai trong số các môn học cốt lõi, bắt buộc. Đây là vấn đề mà chúng ta đã quan tâm nghiên cứu từ nhiều năm, nhưng chưa thể đưa được các môn học này vào nhà trường. Cũng tương tự như việc tổ chức dạy học một số môn học tự chọn mới, việc tổ chức dạy học các môn học tích hợp này phải được bắt đầu từ khâu đào tạo giáo viên. Tuy nhiên việc đưa các môn tích hợp này vào chương trình trường THPT còn có một vấn đề khác cần phải xem xét, cân nhắc. Đó là việc chuyển đổi, đào tạo lại một số giáo viên hiện nay

đang dạy các môn riêng rẽ như môn Vật lí, Hóa học, Lịch sử ..v..v.. Vấn đề này không đơn giản nếu chú ý tới số lượng giáo viên các môn học này trên toàn quốc là khá lớn.

c) Vấn đề thi tuyển sinh đại học:

Một số nước quy định, nếu học sinh có bằng tốt nghiệp THPT thì có đủ điều kiện để ghi tên theo học đại học và các trường đại học tuyển sinh căn cứ vào kết quả

học tập ở THPT của HS. Một số nước khác vẫn tiến hành thi tuyển sinh vào đại học.

Đối với nước ta trong giai đoạn tới, dù có hay không tổ chức kì thi tốt nghiệp THPT thì việc tuyển sinh đại học, bằng xét tuyển hoặc thi tuyển, nhất thiết phải tính tới các môn học tự chọn bắt buộc và nếu có thể, nên tính tới cả các môn tự chọn tùy ý. Nếu kì thi tuyển sinh đại học là kì thi quốc gia thì nên tổ chức cùng một đợt với

kì thi tốt nghiệp THPT với tất cả các môn thi mà HS tự đăng kí theo yêu cầu tuyển sinh của các trường đại học mà họ mong muốn theo học.

Một phần của tài liệu xây dựng mô hình phân hoá bậc trung học trong giai đoạn cải cách giáo dục (Trang 90 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)