QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN PHÂN HOÁ TRONG GIÁO DỤC TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CỦA TRUNG QUỐC

Một phần của tài liệu xây dựng mô hình phân hoá bậc trung học trong giai đoạn cải cách giáo dục (Trang 57 - 60)

HỌC PHỔ THÔNG CỦA TRUNG QUỐC

2.1. Sơ lược v lch s phát trin giáo dc Trung hc ca Trung Quc 2.1.1. Vic phân hoá trong giáo dc ph thông ca Trung Quc 2.1.1. Vic phân hoá trong giáo dc ph thông ca Trung Quc

a) Cùng với quá trình cải cách thể chế kinh tế hơn 20 năm qua, Trung Quốc cũng

đã và đang từng bước tiến hành cải cách GDPT trên mọi phương diện, từ thể chế, CT, kế hoạch dạy học, SGK đến cơ cấu loại hình trường lớp …nhằm đạt được mục tiêu GD là đào tạo cho sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá một lớp người “có tình yêu tổ quốc xã hội chủ nghĩa, có năng lực thích ứng với đời sống xã hội, tham gia lao động xã hội và không ngừng hấp thụ tri thức mới; có chí tiến thủ, tinh thần sáng tạo; có tinh thần trách nhiệm với xã hội và có phẩm chất tâm lí, cá tính tốt

đẹp…” (x. 17).

Yêu cầu của cải cách GD là: Một mặt phải coi trọng trí dục, tăng cường GD tư

tưởng đạo đức, GD thể chất, mặt khác phải quan tâm đến sự phát triển của từng HS, làm cho cá tính và sở trường của mỗi HS đều được phát triển lành mạnh, phù hợp

với đặc điểm cá nhân, đồng thời đáp ứng được nhu cầu của gia đình và xã hội.

b) Thực tiễn của GD Trung Quốc trong những năm gần đây cho thấy, có sự mâu thuẫn rõ rệt giữa mô hình dạy học thống nhất, đồng loạt và đối tượng HS có những

đặc điểm về tâm sinh lí, hoàn cảnh gia đình, xã hội hết sức đa dạng. Đặc biệt là, qua kiểm tra, đánh giá, kết quả học tập thì thấy HS Trung học phổ thông (THPT) có sự

phân hoá rõ rệt. Một số lớn HS có kết quả học tập các môn Khoa học xã hội tương

đối tốt nhưng đối với các môn Khoa học tự nhiên, kĩ thuật lại kém và ngược lại. Những nghiên cứu về xã hội học và tâm lí học cho thấy các HS, do nhiều nguyên nhân khác nhau, có hứng thú, sở thích, động cơ, nhu cầu, khí chất, tính cách, năng lực trí tuệ … không giống nhau. Giai đoạn THPT chính là giai đoạn HS bộc lộ rõ rệt những khác biệt đó. Vì thế cần có sự phân hoá trong GD, trong đó chú ý tới sự khác biệt của mỗi HS để phát huy tối đa tiềm lực mọi mặt, tinh thần, tình cảm và nghị lực phấn đấu vươn lên trong học tập của họ.

c) Đồng thời với việc phân hoá trong GD, trong đó quan tâm tới các đặc điểm khác nhau của mỗi HS, thì yêu cầu đa dạng của sự phát triển kinh tế – xã hội và xu hướng xã hội – nghề nghiệp không giống nhau của HS là những nhân tố cơ bản dẫn

đến việc thực hiện phân luồng trong GDPT.

Mục đích của việc phân luồng trong GDPT chính là nhằm khắc phục tình trạng

đơn nhất trong GDTH trước yêu cầu hết sức đa dạng của sự phát triển kinh tế – xã hội. Ngay từ năm 1991, Quốc vụ viện Trung Quốc đã ra quyết định về việc tăng cường phát triển GD nghề nghiệp, trong đó yêu cầu các tỉnh, thành phố phải thực hiện phân luồng từ năm thứ ba của Cao trung (lớp 12 của THPT), thực hiện GD kĩ

thuật, GD nghề nghiệp có tính định hướng. Ngoài các trường Trung học chuyên nghiệp, Trung học kĩ thuật – nghề nghiệp, THPT bình thường còn có các trường Trung học hỗn hợp, Trung học chuyên về một số môn học, trường liên thông giữa THPT bình thường và Trung học nghề.

2.2. Thc hin phân hoá và phân lung trong giáo dc Trung hc ca Trung Quc Quc

a) Tư tưởng chỉđạo đối với việc cải cách CTGD là thúc đầy sự phát triển hài hoà của HS về các mặt: đức, trí, thể, mỹ, lao động; khắc phục hiện tượng coi trọng Khoa học kĩ thuật, coi nhẹ Khoa học xã hội và Nhân văn. Để thực hiện tư tưởng chỉ đạo

này, năm 1997 Trung Quốc đã tiến hành xây dựng CT Cao trung mới. Một trong những đặc điểm chủ yếu của CT mới này là kết hợp chặt chẽ, hợp lí các môn học với các hoạt động theo nguyên tắc tối ưu hoá môn học bắt buộc, tăng cường và quy phạm hoá các môn học tự chọn, bao gồm các môn học tự chọn có giới hạn và tự

chọn tuỳ ý.

b) Các môn học tự chọn có giới hạn và tự chọn tuỳ ý được biên soạn và thực hiện đối với lớp 11 và lớp 12 theo 3 định hướng (còn gọi là 3 luồng) sau: Chú trọng giáo dục chuẩn bị bước vào nghề ; Chú trọng Khoa học tự nhiên để chuẩn bị cho HS tiếp tục học lên ở các ngành Khoa học và Kĩ thuật ; Chú trọng Khoa học xã hội và Nhân văn để chuẩn bị cho HS tiếp tục học lên các ngành này.

2.3. Thiết kế và th nghim chương trình cao trung mi(x.12)

a) Phương án CT Cao trung đang thử nghiệm đáp ứng yêu cầu phát triển của thời

đại, bám sát thực tế của đất nước, tiếp thu kinh nghiệm có ích của quốc tế về cải cách CT, ra sức thúc đẩy sự sáng tạo trong GD, cố gắng xây dựng hệ thống CT Cao trung phổ thông giàu sức sống năng động và mang bản sắc Trung Quốc, đặt nền tảng cho việc đào tạo hàng triệu người lao động có tố chất cao và hàng triệu nhân tài chuyên môn cũng như hàng loạt nhân tài mũi nhọn (xem chi tiết ở Phụ lục 2d).

Để thực hiện được mục tiêu nói trên, chương trình Cao trung cần phải: Lựa chọn nội dung cơ bản, cần thiết cho việc học tập suốt đời ; Tăng cường mối liên hệ giữa tiến bộ xã hội, phát triển khoa học kĩ thuật và kinh nghiệm của HS, mở rộng tầm nhìn, hướng dẫn, chỉ đạo sự sáng tạo và hoạt động thực tiễn ; Thích ứng với sự đa dạng hoá của nhu cầu xã hội và sự phát triển toàn diện nhưng có cá tính của HS, xây dựng cơ cấu CT coi trọng nền tảng, đa dạng hoá, có tầng bậc và tính tổng hợp ; Tạo môi trường thực hiện CT có lợi cho việc hướng dẫn HS học tập, nâng cao năng lực tự chủ học tập, hợp tác giao lưu và phân tích, giải quyết vấn đề ; Trao quyền tự chủ

về CT cho các trường học một cách hợp lí, đảm bảo cho trường học phát triển CT phù hợp với đặc điểm của địa phương, thực hiện sáng tạo CT quốc gia, đồng thời giúp cho HS lựa chọn CT một cách có hiệu quả.

c) Cơ cấu chương trình

- Học chế Cao trung phổ thông là 3 năm. CT gồm 2 bộ phận bắt buộc và tự chọn hợp thành. Mỗi đơn vị của từng bộ phận này được biên soạn bằng các ĐVHT để mô

tả tình hình học tập, thực hành theo CT của HS.

- CT Cao trung do 3 tầng bậc là: lĩnh vực học tập, môn học và mô đun.

- Nội dung CT: Việc lựa chọn nội dung CT Cao trung phải tuân theo các nguyên tắc cơ bản là tính thời đại, tính cơ bản, tính lựa chọn.

Việc phát triển CT nhà trường phải phù hợp với địa phương, nỗ lực phục vụ việc xây dưng kinh tế và sự phát triển xã hội của địa phương, chú trọng việc phối hợp và thẩm thấu lẫn nhau giữa GD Cao trung phổ thông, GD kĩ thuật nghề nghiệp và GD người lớn. Trường Cao trung ở vùng nông thôn phải khai thác tài nguyên CT kết hợp với thực tế xây dựng và phát triển nông thôn.

CT nhà trường có thể do nhà trường độc lập xây dựng hoặc liên kết các trường

để xây dựng, cũng có thể liên kết với trường đại học, viện nghiên cứu khoa học để

cùng xây dựng.

Một phần của tài liệu xây dựng mô hình phân hoá bậc trung học trong giai đoạn cải cách giáo dục (Trang 57 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)