III. MÔ HÌNH PHÂN LUỒNG VÀ TỔ CHỨC DẠY HỌC TỰ CHỌN THEO CÁC ĐỊNH HƯỚNG CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚ
3.3. Phân hoá trong giáo dục THPT của Sinhgapo
3.3.1. Một số đặc điểm
Năm 2002, Chỉnh phủ Sinhgapo đã chấp nhận khuyến cáo của Bộ Giáo dục nhằm làm cho Chương trình THPT phong phú hơn, linh hoạt hơn và đa dạng hơn và do đó tạo ra nhiều cơ hội học tập cho HS hơn. Cụ thể là (x. 18, 32):
a) Tập trung nhiều hơn vào việc hình thành các kĩ năng nhận thức, đặc biệt là các kĩ năng tư duy và truyền đạt thông tin. Điều này được thực hiện nhờ các môn học dựa trên nội dung, nhờ Bài tiểu luận (General Paper), nhờ môn học Làm việc theo dự án (Project Work) và nhờ môn tự chọn mới là Hiểu biết và Tìm hiểu (Knowledge and Inquiry).
b) Làm cho nền GD THPT phong phú và cân đối hơn, trong đó yêu cầu HS phải học đều các môn về Nghệ thuật/Nhân văn và Toán/Khoa học tự nhiên, phải tham gia làm Bài tiểu luận, theo học môn Làm việc theo dự án và môn Tiếng mẹ đẻ.
c) Tạo cho HS có sự lựa chọn linh hoạt hơn khi xác định phạm vi học tập cũng như trong việc tổ hợp các môn học. Điều này được thực hiện bằng cách đưa vào hai trình độ H1 và H2 đối với mỗi môn học dựa trên nội dung, trong đó trình độ H2 hoàn toàn tương đương với trình độ “A” GCE hiện hành (GCE là viết tắt của cụm từ
General Certificate of Education, có nghĩa là Chứng chỉ Giáo dục phổ thông, còn GCE ‘A’ Levels là viết tắt của GCE Advanced Levels, có nghĩa là Trình độ Giáo dục phổ thông nâng cao), còn trình độ H1 tương đương với một nửa trình độ H2.
HS phải học ít nhất ba môn dựa trên nội dung ở trình độ H2.
d) Tạo điều kiện để HS mở rộng phạm vi học tập so với chương trình thông thường và theo học những lĩnh vực học tập mà mỗi HS có thế mạnh và có niềm say mê riêng. Đó là các môn học với trình độ mới H3, là trình độ đòi hỏi khả năng nghiên cứu độc lập, các giáo trình nhập môn đại học hoặc các phần chương trình mới do Bộ Giáo dục phát triển.
e) Giảm bớt các môn học dựa trên nội dung để giảm tải CT và dành thời gian cho những môn học tăng cường như môn Làm việc theo dự án. Coi trọng các CT không hàn lâm để phát triển cá tính, khả năng lãnh đạo và các kĩ năng làm việc với
đồng đội.
họ có thể tiến bộ nhanh chóng hơn. Thời gian dôi ra được dùng để phát triển hơn nữa khả năng tư duy sáng tạo, tư duy phê phán và khả năng lãnh đạo ở HS.
h) CT khung THPT được tổ chức theo ba vòng: Vòng trong cùng tập trung vào các kĩ năng sống, CT vòng này gồm các môn không hàn lâm (như môn Giáo dục công dân và Đạo đức, Giáo dục dân tộc, Tìm hiểu các nghề và Hoạt động phát triển cá tính) ; Vòng giữa tập trung vào các kĩ năng nhận thức nhằm phát triển tư duy của HS, phát triển các kĩ năng xử lí thông tin. CT vòng này gồm các môn như Bài tiểu luận, Làm việc theo dự án, Hiểu biết và Tìm hiểu ; Vòng ngoài cùng gồm các môn học dựa trên nội dung (như các môn Ngôn ngữ, các môn Nhân văn/Nghệ thuật, môn Toán, Khoa học tự nhiên) đểđảm bảo cho HS có một nền tảng kiến thức đa môn.
3.3.2. Cách thức thực hiện phân hoá
Việc phân hóa trong GD THPT của Sinhgapo được thực hiện bằng việc phân luồng kết hợp với môn học, giáo trình tự chọn trên một nền tảng chung là các môn học cốt lõi, bắt buộc, trong đó việc dạy học tự chọn được tổ chức theo các định hướng (hay các luồng).
a) HS THPT có thể theo học một trong ba luồng là: Luồng Văn học-Nghệ thuật
(the arts stream) ; Luồng Khoa học tự nhiên (the science stream) ; Luồng Thương mại (the commerce stream).
b) Các môn học bắt buộc: Mỗi HS theo học bất kì luồng nào trong số ba luồng trên đây đều phải học các môn bao gồm: Các môn thi chủ yếu là Tiếng mẹ đẻ (tiếng Trung Quốc, tiếng Malay hoặc tiếng Tamil), Bài tiểu luận và các môn không thi gồm Giáo dục công dân và Đạo đức, Giáo dục thể chất.
c) Các môn tự chọn: HS lựa chọn các môn học tuỳ theo sở thích, khuynh hướng và ngành học ở đại học mà họ hướng tới. HS theo học bất cứ luồng nào trong số ba luồng nêu trên đều phải chọn từ 3 đến 4 môn ở trình độ “A”GCE và từ 1 đến 2 môn
ở trình độ “AO” GCE (Xem Phụ lục 6).
Các môn tự chọn của mỗi luồng là: Luồng Văn học-Nghệ thuật có các môn tự
chọn là Văn học, Kinh tế, Lịch sử, Địa lí, Toán, Nghệ thuật, Âm nhạc ; Luồng Khoa học tự nhiên có các môn tự chọn là Vật lí, Sinh học, Hoá học, Khoa học vật thể
(Physical Science), Toán, Toán bổ trợ, Kinh tế, Vi tính ; Luồng Thương mại có các môn tự chọn là Các nguyên tắc kế toán, Quản lí doanh nghiệp, Kinh tế, Toán.
3.4. Phân hoá trong giáo dục THPT của Tây Ban Nha 3.4.1. Một số đặc điểm