II. TÁC ĐỘNG CỦA SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI ĐẾN VIỆC PHÂN HOÁ TRONG GIÁO DỤC TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
2.1.2. Sự phát triển của khoa học công nghệ
Nếu phân công lao động xã hội được xem là thước đo, là biểu hiện của trình độ
phát triển kinh tế, thì trong điều kiện của cuộc cách mạng khoa học-kĩ thuật, khoa học kĩ thuật ngày càng trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Trong thế kỉ XX, khoa học tự nhiên hiện đại kết hợp hết sức chặt chẽ với kĩ thuật và hình thành một hệ
thống khoa học kĩ thuật thống nhất.
Lịch sử phát triển khoa học cho thấy các đặc điểm sau: Một mặt, hệ thống khoa học được phân chia một cách tương đối thành KHTN, Khoa học xã hội, Khoa học kĩ
thuật; mỗi ngành khoa học này đều có phần cơ bản và phần ứng dụng, quan hệ biện chứng với nhau; hơn nữa lại có sự phân lập các khoa học, nghĩa là sự tách rời một bộ môn khoa học mới ra khỏi một bộ môn khoa học đã có sẵn. Mặt khác lại có sự
tích hợp các khoa học, nghĩa là sự liên kết nhiều bộ môn khoa học lại với nhau và thâm nhập vào nhau, hình thành bộ môn khoa học mới như Hoá Lí, Toán kinh tế
..v..v..
GD THPT tiếp tục việc cung cấp những tri thức về khoa học cơ bản và ứng dụng, có tác dụng định hướng cho HS phát triển chuyên môn, nghề nghiệp sau này. Mỗi lĩnh vực chuyên môn hay nghề nghiệp cụ thể lại được hình thành trên cơ sở ứng dụng những tri thức lí thuyết của một số môn khoa học cơ bản nhất định vào trong hoạt động thực tiễn. Ví dụ như ngành Khai thác mỏ (ứng dụng Vật lí, Hóa học, Địa chất học ...), các ngành Khoa học nông nghiệp (ứng dụng Sinh học, Thực vật học, Động vật học, Kinh tế...), Y học (ứng dụng Sinh học, Sinh lí người), Điều khiển học (ứng dụng Toán học, Lôgic học ...). Như vậy, do sự phát triển của khoa
học và của việc ứng dụng các khoa học cơ bản vào trong hoạt động thực tiễn đã dẫn tới sự cần thiết của việc phân hoá nhất định trong GD THPT. Sự phân hoá này giúp HS phát huy năng lực, sở trường của mình và định hướng lựa chọn chuyên môn, nghề nghiệp trường tương lai của họ.