III. MÔ HÌNH PHÂN HOÁ TRONG GIÁO DỤC TRUNG HỌC PHỔ
3.2.2. Tổ chức thực hiện:
a) Các trường THPT nhất thiết phải tổ chức dạy học đầy đủ các môn bắt buộc của chương trình cốt lõi. Việc dạy học các môn này có thể được tổ chức theo các lớp với một HS cố định (theo đơn vị lớp hành chính).
Chương trình cốt lõi được bố trí để hoàn thành phần lớn ở lớp 10 và một phần còn lại ở lớp 11. Phần thời gian còn lại của lớp 11 và toàn bộ lớp 12 dành cho việc thực hiện chương trình các môn học tự chọn bắt buộc và tự chọn tùy ý. Vì thế ở lớp 10 cần phải bố trí các môn học bắt buộc có tính chất cơ sở, nền tảng cho việc học các môn tự chọn ở lớp 11. Cũng tương tự như vậy đối với kế hoạch dạy học của lớp 11, nghĩa là phải gồm những môn học làm cơ sở cho việc học các môn ở lớp 12.
Các môn học cốt lõi, bắt buộc
Mặt bằng tối thiểu của học vấn phổ
b) Về các môn học tự chọn bắt buộc, tuỳ theo điều kiện cơ sở vật chất, đội ngũ
GV, khả năng quản lí và nguyện vọng của HS, mỗi trường có thể xây dựng danh mục những môn học tự chọn bắt buộc theo một số định hướng nhất định mà nhà trường có thể đáp ứng việc lựa chọn của HS theo học các môn như quy định chung.
Việc dạy học các môn tự chọn bắt buộc cũng có thể tổ chức theo các lớp với một số HS cố định (theo đơn vị hành chính), nếu các HS này lựa chọn các môn học tự
chọn bắt buộc như nhau. Nếu cách tổ chức này khó khăn thì nhà trường cần tổ chức dạy học mỗi môn học bắt buộc ở một phòng học cố định. Đến giờ đã quy định trên thời khoá biểu của nhà trường, các HS tới phòng học đã quy định để học môn bắt buộc mà mình đã lựa chọn (lớp học theo từng môn học tự chọn). Sĩ số HS theo học cùng một môn học bắt buộc ở mỗi lớp không quá 45. Nếu số HS đăng kí cùng học một môn bắt buộc vượt quá 45 thì nhà trường cần tổ chức thành nhiều lớp học dành cho môn học đó. Nếu có thể, nhà trường nên bố trí các lớp của cùng một khối, cùng học một môn bắt buộc đồng thời với nhau để HS có cơ hội lựa chọn và chuyển đổi từ lớp này sang học lớp khác. Nếu số HS đăng kí học cùng một môn bắt buộc ít quá (chẳng hạn dưới 15) thì nhà trường cần vận động các HS này để họ lựa chọn theo học môn bắt buộc khác.
c) Đối với các môn tự chọn tuỳ ý, việc tổ chức thực hiện cũng tương tự như các môn học tự chọn bắt buộc như đã nêu trên đây.
d) Chương trình và sách giáo khoa:
- Sách giáo khoa dành cho các môn học cốt lõi (bắt buộc) được soạn thảo theo chương trình chuẩn.
- Một số môn tự chọn bắt buộc được soạn theo chương trình nâng cao (mở
rộng hoặc chuyên sâu). Các chương trình nâng cao này được phát triển từ mặt bằng của chương trình chuẩn (chứ không bao hàm chương trình chuẩn) và phải đảm bảo tính cơ bản, phổ thông và hiện đại. Đó có thể là các môn: Văn học, Lịch sử, Địa lí, Toán, Vật lí, Hoá học, Sinh học. Các môn tự chọn còn lại của mỗi định hướng
được biên soạn theo chương trình chuẩn.
e) Việc đánh giá kết quả học tập của HS và việc thi tốt nghiệp THPT :
Dưới đây là một số phương án tổ chức việc đánh giá kết quả học tập của HS và thi tốt nghiệp THPT theo mức độ phức tạp tăng dần (việc thi tuyển sinh đại học sẽ được đề cập riêng ở dưới đây) :
Phương án thứ nhất và đơn giản nhất là tổ chức việc đánh giá kết quả học tập của HS và thi tốt nghiệp THPT như lâu nay vẫn làm. Việc học tập các môn được đánh giá thông qua các hình thức kiểm tra thường kì và cuối mỗi học kì. Còn trong kì thi tốt nghiệp THPT, mọi HS sẽ phải thi một số môn đều ở trình độ chương trình chuẩn, trong đó gồm một số môn cố đinh, bắt buộc (thường là là Ngữ văn, Toán và Ngoại ngữ) và các môn còn lại do Bộ Giáo dục và Đào tạo lựa chọn cho từng năm. Theo phương án này, các môn học tự chọn chưa được tính đến trong kì thi tốt nghiệp THPT và chỉ được tính đến trong việc tuyển sinh vào các trường đại học.
Phương án thứ hai, phức tạp hơn, đó là việc đánh giá kết quả học tập của HS
được thực hiện như phương án thứ nhất, nhưng việc thi tốt nghiệp THPT có tính
đến các môn học tự chọn. Kì thi này sẽ vẫn bao gồm một số môn ở trình độ chuẩn, trong đó có những môn cố định, bắt buộc (thường là là Ngữ văn, Toán và Ngoại ngữ) và một số môn do Bộ Giáo dục và Đào tạo lựa chọn cho từng năm. Ngoài ra trong yêu cầu thi còn có thêm từ một tới hai môn tự chọn (số lượng các môn này và hệ số cho các môn này sẽ do Bộ giáo dục và Đào tạo quy định) và cho phép HS tự
nguyện đăng kí dự thi các môn tự chọn này. Theo cách như thế thì tổng số các môn phải tổ chức thi tốt nghiệp sẽ tăng lên đáng kể.
Phương án thứ ba, phức tạp nhất, là việc đánh giá kết quả học tập của HS sẽ theo các đơn vị học trình (ĐVHT) mà HS hoàn thành và việc này về cơ bản, được giao cho GV bộ môn quyết định, trên cơ sở các đánh giá thường xuyên và định kì. Muốn vậy, chương trình, tài liệu dạy học các môn học bắt buộc và tự chọn đều được soạn thảo theo các ĐVHT. Để tốt nghiệp THPT, mỗi HS phải hoàn thành một số lượng
ĐVHT đã quy định cho toàn bộ các môn học bắt buộc và một số lượng ĐVHT nào
đó được quy định cho các môn học tự chọn. Như vậy, theo phương án này sẽ không có kì thi tốt nghiệp THPT theo truyền thống lâu nay.