III. QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN PHÂN HOÁ TRONG GIÁO DỤC TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CỦA NHẬT BẢN
3.2.2. Giáo dục Trung học bậc cao (giai đoạn sau giáo dục bắt buộc)
a) Đối với GD THPT, những người theo chính sách đa dạng hoá triệt để ủng hộ
hệ thống chọn môn học, tổ chức các lớp học dựa trên kĩ năng và năng lực và đa dạng hóa các hệ thống trường Trung học. Ngược lại, những người khác lại cho rằng
việc tự do lựa chọn môn học có thể dẫn tới việc phân chia các học sinh thành hai loại ưu tú và không ưu tú. Nhóm này cho rằng điểm then chốt cần thiết hơn là phải thống nhất các trường THCS với các trường THPT. Sự khác nhau về quan điểm của hai nhóm người này còn ở chỗ liệu có nên tìm một giải pháp trong việc đa dạng hóa các lớp học hay cung cấp một nền GD THPT cho tất cả mọi học sinh. Cần có một cách tiếp cận mới trong GD THPT, vì số lượng HS ở cấp này đang tăng lên nhanh chóng, năng lực và xu hướng của những HS này cũng biến đổi rất nhanh.
b) Trên khắp nước Nhật, những cải cách đã được thực hiện cho phép các cơ quan GD khác nhau có khả năng lựa chọn nhiều hơn đối với các phương pháp thi cử và có thêm nhiều tuyến lựa chọn HS cho các trường Trung học. Đồng thời ngày càng có nhiều cơ quan GD đang thành lập các trường THPT sử dụng một hệ thống chứng chỉ tốt nghiệp mới. Thậm chỉ hiện nay không thể kể hết các biện pháp nhằm đáp
ứng đầy đủ các nhu cầu đa dạng của HS và các đề nghị cải cách để làm cho cơ cầu của các CTGD THPT trở nên linh hoạt nhất. Trong số này có các đề nghị chỉnh lí các CT, nghĩa là xây dựng một giáo trình kết hợp toàn diện, kết hợp các CT khoa học cơ bản với dạy nghề và dạy kĩ thuật. Đồng thời còn có đề nghị biên soạn những CT dạy nghề, dạy kĩ thuật mới như khoa học thông tin, sức khỏe và du lịch. Ngoài ra, song song với hệ thống các trường THPT hiện có, hệ thống trường Trung học 6 năm kiểu mới cũng đang được xem xét, nhằm mục đích khuyến khích sự phát triển liên tục của từng cá nhân HS. Năm 1994, lần đầu tiên trường Trung học kiểu mới đã
được thành lập ở Kyushu và hệ thống GD mới này đã được Hội đồng Giáo dục trung ương phê duyệt năm 2000.
Việc thiết lập mối quan hệ chặt chẽ hơn giữa CT GDPT và các CT dạy nghề, kĩ
thuật ở cấp Trung học cũng đã được xem xét trên quan điểm tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển đổi giữa hai CT, bằng cách công nhận lẫn nhau các chứng chỉ đạt
được do hoàn thành các giáo trình của CT này hay CT kia.
c) Các trường Trung học bậc cao được chia thành ba loại là: trường giáo dục phổ
thông (trường Trung học phổ thông), trường dạy nghề (dạy các kiến thức và kĩ thuật thực hành đối với các lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, thương mại…) và trường phổ thông kết hợp.
cơ bản đối với mọi HS. Năm thứ hai là CT dự bị đại học và dạy nghề. Năm thứ ba là năm chuẩn bị cho HS thi tuyển vào đại học, được chia thành các chuyên ngành là Khoa học xã hội và Nhân văn, Khoa học tự nhiên, Công nghệ.
KẾT LUẬN PHẦN THỨ HAI 2.1. Tóm tắt một số nội dung chính