II. TÁC ĐỘNG CỦA SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI ĐẾN VIỆC PHÂN HOÁ TRONG GIÁO DỤC TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
2.2.2. Lao động và chuyên môn hóa lao động ởn ước ta
Việt Nam thuộc khu vực các nước chậm phát triển. Theo phân loại của nhân khẩu học, dân số Việt Nam thuộc loại hình dân số trẻ, có tốc độ tăng cao, quy mô tương đối lớn (đứng hàng thứ 13 thế giới). Thị trường lao động đang tạo sức ép mạnh mẽ về phía cung, đỏi hỏi nền kinh tế phải thỏa mãn về việc làm. Với trình độ
phát triển kinh tế và cơ cấu kinh tế hiện nay ở Việt Nam, phân công lao động chưa phát triển, nhu cầu về sức lao động trên thị trường lao động phản ánh một cơ cấu lạc hậu (đại bộ phận lao động nằm trong khu vực nông nghiệp, nhưng nông nghiệp lại
đứng trước tình trạng thiếu việc làm). Nhu cầu của thị trường việc làm còn yếu. Sức hút của cầu còn nằm dưới cung nhiều. Xuất hiện rất rõ trạng thái mất cân bằng, trong đó CUNG > CẦU. Cầu yếu gây lãng phí các nguồn nhân lực, kể cả nguồn nhân lực có học vấn ở các đô thị.
Việc làm và thất nghiệp trong nền kinh tế chuyển đổi và chính sách giải quyết việc làm và thất nghiệp luôn là mối bận tâm lớn của Đảng và nhà nước ta. Nghị
quyết hội nghị TW 9 khoá IX đã chỉ ra trong những năm qua “Giải quyết việc làm ở
cả thành thị, nông thôn và xuất khẩu lao động được chú trọng hơn. Số lao động
được giải quyết việc làm trong 3 năm 2001-2004 đạt hơn 4,3 triệu người (trong đó nông nghiệp 2,6 triệu, công nghiệp 0,9 triệu, dịch vụ khoảng 0,7 triệu)”. Tuy nhiên, “công tác xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm, nâng cao đời sống của nhân dân, phòng chống các tệ nạn xã hội vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức”.
b) Về quy mô lực lượng lao động
- Tại thời điểm 01/7/2004, lực lượng lao động (LLLĐ) nói chung (bao gồm cả
trong và trên độ tuổi lao động) của cả nước là 43.225.300 người, tăng 2,7% so với cùng kì năm trước. LLLĐ trong độ tuổi lao động là 40.805.300 người, tăng 2,4% so với cùng kì năm trước. Đây là một nguồn nhân lực tiểm năng rất to lớn, cần khai thác tốt để tăng cường và phát triển kinh tế - xã hội.
- LLLĐ phân bổ theo các khu vực là: thành thị chiếm 24,4%; nông thôn chiếm 75,6%. Tỉ lệ này cho thấy lực lao động ở nông thôn chiếm tỉ lệ quá lớn và phản ánh sự bất hợp lí của cơ cấu lao động.
- LLLĐ phân bổ theo nhóm tuổi là: Từ 15 đến 24 tuổi chiếm 21,5%, ; từ 25
đến 34 tuổi chiếm 25,3% ; từ 35 đến 44 tuổi chiếm 27,1% ; từ 45 đến 54 tuổi chiếm 18,4% ; từ 55 trở lên chiếm 7,7%. Như vậy, LLLĐ trẻ tuổi từ 15 đến 44 tuổi chiếm
75%. Đây là một lợi thế rất lớn của LLLĐ Việt Nam và nhu cầu học tập của số
người này là rất cao.
c) Về trình độ học vấn văn hóa và chuyên môn kĩ thuật
- Về văn hóa: Tỉ lệ mù chữ là 5,01% ; tốt nghiệp THCS là 32,8% ; tốt nghiệp THPT là 19,7%.
- Về chuyên môn kĩ thuật: Tỉ lệ LLLĐ đã qua đào tạo nói chung của cả nước là 22,5%, trong đó: Đào tạo nghề, không phân biệt ngắn hay dài hạn, có hay không có chứng chỉ là 13,3% ; tốt nghiệp Trung cấp chuyên nghiệp là 4,4%; tốt nghiệp Cao
đẳng, Đại học trở lên là 4,8%. Các số liệu thống kế này cho thấy rằng đây là một trong những mặt yếu kém và bất lợi nhất của LLLĐ Việt Nam. Tỉ lệ này thua kém rất xa các nước trong khu vực. Đây là lí do chính khi nhu cầu trên thị trường về lao
động có nghiệp vụ kĩ thuật là rất cao, nhưng lượng cung là không đủđáp ứng.
d) Về tình trạng việc làm: LLLĐ ở khu vực thành thị có việc làm chiếm 94,6%, thất nghiệp chiếm 5,4% ; ở khu vực nông thôn có việc làm chiếm 98,9%, thất nghiệp chiếm 1,1%.
Tỉ lệ thất nghiệp ở độ tuổi lao động có xu hướng chung là các nhóm tuổi càng trẻ
thì có tỉ lệ thất nghiệp càng cao. LLLĐ chưa qua đào tạo có tỉ lệ thất nghiệp 8% trong khi LLLĐ đã qua đào tạo có tỉ lệ thất nghiệp chỉ là 1,8%. LLLĐ tốt nghiệp Trung học chuyên nghiệp có tỉ lệ thất nghiệp là 4,4% trong khi LLLĐ tốt nghiệp đại học tỉ lệ thất nghiệp là 3,8%.
73,7% của các nguyên nhân thất nghiệp là do LLLĐ chưa tìm được việc làm sau khi thôi học hoặc tốt nghiệp các cơ sở đào tạo. Đây là một tỉ lệ khá cao, dẫn đến sự
lãng phí lớn. Tiếp đó là các nguyên nhân: do người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng chiếm 20,9% ; do hợp đồng hết hạn là 2,3% ; do mất việc làm là 2,2% ; do bị sa thải là 1%.
e) Về cơ cấu lao động có việc làm
Tổng số lao động có việc làm trong cả nước là 42.329.100 người và được phân bố trong ba khu vực chính của nền kinh tế như sau: Khu vực Nông, Lâm, Ngư và Thuỷ sản chiếm 57,9% ; khu vực Công nghiệp và Xây dựng chiếm 7,4% ; khu vực Dịch vụ chiếm 24,7%. Còn theo loại hình kinh tế thì số lao động này được phân bổ
có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 1,5%.