8. Cấu trúc luận văn
2.6. Đánh giá chung về thực trạng
Kết quả khảo sát trên đây cho thấy thực trạng hoạt động GDĐĐ và quản lý hoạt động GDĐĐ học sinh ở các Trường tiểu học TP Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên có nhiều điểm mạnh nên phát huy nhưng đồng thời cũng tồn tại những điểm yếu cần phải khắc phục.
2.6.1. Những điểm mạnh
Thực trạng hoạt động GDĐĐ và quản lý hoạt động GDĐĐ học sinh ở các
Trường tiểu học TP Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên thể hiện những điểm mạnh sau đây:
- Cán bộ quản lý và GV nhận thức được tầm quan trọng, sự cần thiết của hoạt động GDĐĐhọc sinh trong nhà Trường tiểu học.
- Hoạt động GDĐĐ đã được triển khai thực hiện thường xuyên ở các Trường tiểu học và đạt hiệu quả, từng bước góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện của nhà trường.
- Sự phối hợp giữa các lực lượng trong và ngoài trường trong tổ chức hoạt động GDĐĐcho HS đã được thiết lập, thực hiện thường xuyên.
- Tất cả các nội dung quản lý hoạt động GDĐĐ học sinh cho đều được đánh được đánh giá đạt mức khá.
- Các yếu tố chủ quan, khách quan đều có ảnh hưởng tích cực đến công tác quản lý hoạt động GDĐĐ học sinhở các Trường tiểu học.
2.6.2. Những điểm yếu
Bên cạnh những điểm mạnh nêu trên, thực trạng hoạt động GDĐĐ và quản lý hoạt động GDĐĐ ở các Trường tiểu học TP Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên bọc lộ một số điểm yếu sau đây:
- Một số CBQL và GV nhận thức chưa sâu sắc về tầm quan trọng và sự cần thiết của GDĐĐ dẫn đến tình trạng chưa coi trọng hoạt động GDĐĐ, tổ chức hoạt động GDĐĐsơ sài, mang tính đối phó, kém hiệu quả.
- Các nội dung hoạt động thực hiện chưa đồng bộ. Các lực lượng trong và ngoài trường đã có sự phối hợp trong tổ chức hoạt động GDĐĐ cho HS nhưng hiệu quả chưa thật tốt. Các điều kiện tổ chức GDĐĐchưa đáp ứng một cách tốt nhất.
khá, một số nội dung tiệm cận mức trung bình. Một số CBQL chưa đầu tư, quan tâm
đúng mức đến công tác quản lý hoạt động GDĐĐ học sinh.
2.6.3. Nguyên nhân
Để đề xuất các biện pháp khắc phục điểm yếu nêu trên, trước hết cần phân tích rõ nguyên nhân dẫn đến các tồn tại này. Đó là:
- Kế hoạch GDĐĐ cho học sinh chưa được xây dựng một cách cụ thể, nội dung, hình thức, phương pháp tổ chức còn đơn điệu, chưa đa dạng.
- Năng lực thực hiện hoạt động GDĐĐ cho học sinh của giáo viên còn hạn chế dẫn đến hiệu quả chưa cao.
- Hiệu trưởng nhà trường chưa có phương án để bảo đảm các điều kiện tổ chức GDĐĐ trong tình hình thiếu nhân lực do tinh giảm biên chế và hạn chế nguồn tài chính do ngân sách cấp không đủ chi cho cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ hoạt động GDĐĐcho học sinh.
- Hiệu trưởng nhà trường và cán bộ quản lý của các bộ phận trong trường chưa chú trọng đúng mức đến tổ chức, chỉ đạo thực hiện kế hoạch hoạt động GDĐĐ cho học sinh.
- Hiệu trưởng nhà trường chưa phát huy hết khả năng của các lực lượng và phối hợp các lực lượng, đặc biệt là lực lượng ngoài trường trong tổ chức hoạt động GDĐĐ cho HS.
- Công tác tổ chức hoạt động GDĐĐ chưa được kiểm tra, đánh giá thường xuyên và định kỳ để kịp thời điều chỉnh những tồn tại, hạn chế.
2.6.4. Các vấn đề cần giải quyết
Trên cơ sở phân tích những điểm mạnh, điểm yếu và nguyên nhân của thực trạng, luận văn chỉ ra những vấn đề Hiệu trưởng các Trường tiểu học TP Tuy Hòa,
tỉnh Phú Yên cần thực hiện để nâng cao hiệu quả công tác quản lý hoạt động GDĐĐ
cho HS.
Thứ nhất, cần cụ thể hóa nội dung GDĐĐ trong kế hoạch năm học bằng kế hoạch giáo dục đạo đức cho học sinh phù hợp với chương trình đổi mới giáo dục phổ
thông 2018.
Thứ hai, quan tâm đến công tác bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên nhà trường để thực hiện tốt kế hoạch GDĐĐcho học sinh.
Thứ ba, cần bảo đảm các điều kiện về cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ cho
hoạt động GDĐĐ học sinh.
hoạt động GDĐĐ cho học sinh.
Thứ năm, nhà trường cần huy động các lực lượng các lực lượng trong và ngoài nhà am gia vào hoạt động GDĐĐ cho học sinh.
Thứ sáu, kiểm tra, đánh giá, động viên, khen thưởng kịp thời những trường hợp thực hiện tốt kế hoạch hoạt động GDĐĐ cho học sinh.
Tiểu kết Chƣơng 2
Chương 2 trình bày phương pháp và kết quả khảo sát thực trạng quản lý hoạt động GDĐĐHS ở các Trường tiểu học TP Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên thông qua phiếu hỏi ý kiến 184 cán bộ quản lý, giáo viên và phỏng vấn một số cán bộ quản lý, giáo
viên.
Đánh giá chung hoạt động GDĐĐHS ở các Trường tiểu học TP Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên đều được triển khai thực hiện thường xuyênvà đạt hiệu quả. Tuy nhiên, vẫn còn một số một số nội dung đạt hiệu quả chưa cao. Đa số cán bộ quản lý, giáo viên nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng, sự cần thiết của hoạt động GDĐĐ. Tuy nhiên,
vẫn còn một số giáo viên quan tâm nhiều đến hoạt động dạy học, chưa chú trọng đến giáo dục đạo đức cho học sinh. Hình thức, phương pháp tổ chức GDĐĐcủa GV còn
đơn điệu, chưa đa dạng, kém hiệu quả, sự phối hợp của các lực lượng trong tổ chức GDĐĐHS còn hạn chế, công tác kiểm tra, đánh giá chưa đượcchú trọng.
Quản lý hoạt động GDĐĐHS ở các Trường tiểu học TP Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên được đánh giá đạt mức khá nhưng còn một số khâu, một số nội dung hiệu quả chưa cao. Kết quả khảo sát đã làm sáng tỏ điểm mạnh, điểm yếu, phân tích nguyên nhân của những tồn tại, chỉ rõ những vấn đề Hiệu trưởng các Trường tiểu học TP Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên cần thực hiện để nâng cao hiệu quả quản lý GDĐĐ cho học
sinh.
Hệ thống lý luận ở Chương 1 và kết quả khảo sát thực trạng ở Chương 2 làm cơ sở để tác giả luận văn đề xuất các biện pháp quản lý GDĐĐHS ở các Trường tiểu học TP Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên được trình bày tiếp tục ở Chương 3.
CHƢƠNG 3
BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC HỌC SINH Ở CÁC TRƢỜNG TIỂU HỌC THÀNH PHỐ TUY HÒA TỈNH PHÚ YÊN ĐÁP
ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC PHỔ THÔNG
3.1. Nguyên tắc xây dựng biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức học sinh ở các Trƣờng tiểu học thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên