Yếu tố khách quan

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức học sinh ở các trường tiểu học thành phố tuy hòa tỉnh phú yên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông 1 (Trang 39)

8. Cấu trúc luận văn

1.4.2. Yếu tố khách quan

Công tác quản lý hoạt động GDĐĐ cho học sinh tiểu học phụ thuộc nhiều vào các yếu tố khách quan. Các yếu tố khách quan là những yếu tố bên ngoài nhà trường. Các yếu tố khách quan rất đa dạng và phong phú.

Gia đình, nhà trường và xã hội được coi là cái nôi nuôi lớn một đứa tr . Ngoài thời gian ở trường, học sinh còn chịu sự giáo dục của gia đình và sự tác động của xã hội. Gia đình ảnh hưởng rất lớn đến quá trình phát triển của một đứa tr . Bất kì gia đình nào cũng có những nếp sống, văn hóa sống riêng. Chính những nếp sống đó đã hình thành nên phẩm chất một con người. Ngày nay, dưới sự tác động của nền kinh tế thị trường, cái nhìn và tư duy của các bậc cha m cũng ít nhiều bị tác động, nhiều tư tưởng mới m được tiếp cận. Tuy nhiên, chưa có sự đồng đều và thống nhất. Chính vì vậy, nó ảnh hưởng đến quá trình giáo dục và quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh. Xã hội là môi trường giáo dục thực tiễn của các hoạt động giáo dục đạo đức. Giáo dục nhà trường luôn chịu sự chi phối của giáo dục xã hội. Quản lý giáo

dục trong nhà trường chịu sự chi phối của các luật lệ, quy chuẩn của xã hội. Mục tiêu của giáo dục là đào tạo nguồn nhân tài cho xã hội, cho đất nước. Muốn phát triển xã hội, phát triển kinh tế thì phải thúc đẩy phát triển giáo dục. Giữa chúng có mối quan

hệ khăng khít không thể tách rời. Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh cũng nhằm nâng cao chất lượng quản lý xã hội.

Quản lý hoạt động GDĐĐ cho học sinh tiểu học phụ thuộc vào vai trò, trách nhiệm của các cấp lãnh đạo địa phương nơi nhà trường đóng quân và nơi cư trú của học sinh. Nhà trường, địa điểm nơi đóng quân tại địa phương, chịu sự quản lý của chính quyền địa phương. Mọi chủ trương, chính sách của chính quyền địa phương ảnh hưởng trực tiếp đến kế hoạch giáo dục của nhà trường, kế hoạch quản lý hoạt động GDĐĐ của người quản lý.

là thách thức cho tất cả các ngành nghề, trong đó có ngành quản lý – quản lý giáo dục.

Tiểu kết Chƣơng 1

Giáo dục đạo đức là một bộ phận quan trọng trong nội dung giáo dục toàn diện của con người. Giáo dục đạo đức cho học sinh nói chung và học sinh tiểu học nói riêng mang một ý nghĩa chiến lược, đặc biệt là trong thời kì hội nhập. Nó tạo ra những đứa tr không những tài giỏi, thông minh mà còn khéo léo, sắc sảo trong ứng xử với mọi người, với xã hội, đặc biệt với cả môi trường thiên nhiên.

Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh vừa là một khoa học, vừa là một nghệ thuật. Nó thuộc phạm trù trong nhà trường, do nhà trường trực tiếp thực hiện. Nó có mục tiêu, nội dung, phương pháp và cách thức tổ chức quản lý chặt chẽ và khoa học. Đòi hỏi người làm công tác quản lý phải nắm chắc lý luận của khoa học QLGD, hiểu sâu sắc tâm lý lứa tuổi, hoàn cảnh gia đình học sinh, điều kiện kinh tế xã hội của địa phương, đánh giá một cách đúng mực thực trạng QLGDĐĐ trong nhà trường để từ đó lập kế hoạch, chỉ đạo, triển khai kế hoạch giáo dục đạo đức cho học sinh, phải biết tận dụng điều kiện vốn có của nhà trường, thu hút sự phối hợp của gia đình và xã hội vào công cuộc giáo dục của nhà trường.

Những vấn đề trên đây sẽ là cơ sở lý luận để chúng tôi khảo sát thực trạng quản lý công tác GDĐĐ học sinh ở các Trường tiểu học TP Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên đáp ứng yêu cầu đổi mới GDPT trong chương 2.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC HỌC SINH Ở CÁC TRƢỜNG TIỂU HỌC THÀNH PHỐ TUY HÒA

TỈNH PHÚ YÊN 2.1. Khái quát về quá trình khảo sát

2.1.1. Mục đích khảo sát

Khảo sát thực trạng nhằm mục đích tìm hiểu, phân tích và đánh giá thực trạng GDĐĐ, quản lý GDĐĐ của Hiệu trưởng và các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản

lý GDĐĐ, làm cơ sở để đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý GDĐĐ HS ở các Trường tiểu học TP Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên.

2.1.2. Nội dung khảo sát

Các nội dung khảo sát phục vụ cho mục đích nghiên cứu bao gồm:

- Thực trạng GDĐĐở các Trường tiểu học TP Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên;

- Thực trạng quản lý GDĐĐ ở các Trường tiểu học TP Tuy Hòa, tỉnh Phú

Yên;

- Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý GDĐĐ ở các Trường tiểu học thuộc TP Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên.

2.1.3. Đối tượng và địa bàn khảo sát

Nghiên cứu thực hiện khảo trên mẫu gồm 184 đối tượng là CBQL, GV và HS tại 8 Trường tiểu họcở TP Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên. (xem Bảng 2.1)

Bảng 2.1. Thống kê đối tượng khảo sát

TT TRƢỜNG CBQL GV Tổng

1 Trường tiểu họcĐào Duy Từ 2 20 22 2 Trường tiểu họcKim Đồng 2 20 22 3 Trường tiểu họcTrưng Vương 2 28 27 4 Trường tiểu họcÂu Cơ 2 28 27 5 Trường tiểu họcLạc Long Quân 2 28 27 6 Trường tiểu họcBùi Thị Xuân 2 20 22 7 Trường tiểu họcNguyễn Kim Vang 2 20 22 8 Trường tiểu họcLê Hồng Phong 2 20 22

2.1.4. Phương pháp khảo sát

Các nội dung khảo sát trên được thực hiện thông qua các Phiếu hỏi ý kiến gồm các câu hỏi dành cho 184 đối tượng. Ngoài ra, để tìm hiểu sâu hơn về thực trạng các nội dung khảo sát, tác giả đã xây dựng các câu hỏi phỏng vấn và dành thời gian trao

đổi trực tiếp với một số CBQL và GV đại diện cho các Trường tiểu học thuộc địa bàn nghiên cứu.

* Tiến trình xây dựng Phiếu khảo sát và tiến hành khảo sát:

- Bước 1: Trên cơ sở phân tích lý luận và các nội dung quản lý GDĐĐHS ở các Trường tiểu họcđã xác định ở Chương 1, tác giả xây dựng Phiếu khảo sát.

- Bước 2: Xin ý kiến của một số chuyên gia để hoàn thiện Phiếu khảo sát.

- Bước 3: Trực tiếp phát, hướng dẫn các đối tượng điều tra trả lời và thu Phiếu khảo sát.

* Tiến trình xây dựng câu hỏi phỏng vấn và tiến hành phỏng vấn:

- Bước 1: Xây dựng câu hỏi phỏng vấn trên cơ sở nội dung quản lý GDĐĐHS ở

các Trường tiểu họcđã xác định ở Chương 1 và Phiếu khảo sát.

- Bước 2: Lựa chọn đối tượng phỏng vấn gồm 8 Hiệu trưởng/Phó Hiệu trưởng

và 8 giáo viên.

- Bước 3: Thực hiện phỏng vấn các đối tượng đã lựa chọn thông qua gặp gỡ, trao đổi trực tiếp.

2.1.5. Cách thức xử lý kết quả nghiên cứu

* Xửlý Phiếu khảo sát ý kiến:

Các Phiếu khảo sát thu về được kiểm tra, lọc bỏ những phiếu không có giá trị (trả lời không đầy đủ các câu hỏi, có các phương án trả lời hoàn toàn giống nhau, trùng hoàn toàn với các phiếu khác). Kết quả tất cả 184 phiếu đều có giá trị .

Thông tin từ 184 phiếu được nhập và xử lý trên phần mềm SPSS, cụ thể như

sau: - Tính tần suất và tỉ lệ %. - Tính giá trị trung bình và xếp thứ bậc. Công thức tính trung bình: ̅ ∑ ∑

trong đó: x1, x2, …, xn là n phần tử trong tập mẫu; ak là trọng số của phần tử xk.

Đối với các câu hỏi có 4 lựa chọn xk nhận các giá trị từ 1 đến 4 tương ứng với các mức độ từ thấp đến cao; ak là số người chọn phương án xk. Đánh giá kết quả lựa chọn theo điểm trung bìnhnhư Bảng 2.2.

Bảng 2.2. Thang đánh giá các nội dung theo điểm trung bình

Nội dung Điểm trung bình ̅

1,00-1,75 1,76 - 2,50 2,51 – 3,25 3,26 - 4,00

Mức độ quan trọng Không quan trọng Ít quan trọng Quan trọng Rất quan trọng Mức độ cần thiết Không cần thiết Ít cần thiết Cần thiết Rất cần thiết Mức độ đồng ý Không đồng ý Đồng ý một

phần Đồng ý Hoàn toàn đồng ý Mức độ thực hiện Không thực hiện Hiếm khi Thỉnh thoảng Thường xuyên Mức độ hiệu quả Không hiệu quả Ít hiệu quả Hiệu quả Rất hiệu quả Kết quả thực hiện Yếu Trung bình Khá Tốt

Mức độ ảnh hưởng Không ảnhhưởng Ít ảnh hưởng Ảnh hưởng Ảnh hưởng nhiều

2.2. Khái quát về đặc điểm địa lý, dân cƣ, kinh tế - xã hội, tình hình giáo dục thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên

2.2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội

Phú Yên là một tỉnh thuộc vùng duyên hải Nam Trung bộ (được tái lập tháng

7/1989), có tọa độ địa lý: Điểm cực Bắc: 13041'28"; Điểm cực Nam: 12042'36";

Điểm cực Tây: 108040'40" và điểm cực Đông: 109027'47". Diện tích tự nhiên toàn tỉnh là5.060 km2. Phú Yên có vị trí địa lý và giao thông tương đối thuận lợi để phát triển kinh tế-xã hội, là tỉnh có địa hình khá đa dạng, đồng bằng đồi núi, cao nguyên, thung lũng xen kẽ nhau và thấp dần từ tây sang đông, đa phần có độ dốc lớn.

(Nguồn: phuyen.gov.vn)

Thành phố Tuy Hòa là tỉnh lỵ của tỉnh Phú Yên, có diện tích tự nhiên khoảng

107,3 km2, dân số khoảng 202.030 người và 16 đơn vị hành chính trực thuộc (gồm 12 phường, 04 xã). Trong lịch sử hình thành và phát triển tỉnh Phú Yên, Tuy Hòa không chỉ được biết đến với vị thế là trung tâm tỉnh lỵ mà còn đây là địa danh gắn liền với công cuộc khai hoang, lập ấp, mở mang bờ cõi dân tộc về phía Nam dưới thời chúa Nguyễn Hoàng, hình thành những cộng đồng dân cư đầu tiên của vùng đất Phú Yên. Trải qua nhiều lần sát nhập, chia tách, mở rộng địa giới hành chính và được chú trọng đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng –

an ninh. Tuy Hòa từ một thị xã nhỏ bé, lạc hậu nằm trên hạ lưu sông Đà Rằng đã vươn lên thành một thành phố tr , văn minh, năng động với những bước chuyển mình mạnh mẽ hòa nhập chuỗi đô thị hiện đại Duyên hải Nam Trung Bộ.

Thành phố Tuy Hòa là trung tâm giáo dục – đào tạo của tỉnh Phú Yên. Hiện

Học viện, 01 PT chuyên và hơn 70 trường học từ mầm non đến bậc phổ thông. Xác

định việc đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực chất lượng cao là nhiệm vụ trọng tâm và lâu dài, trong những năm qua, thành phố Tuy Hòa luôn dành sựquan tâm, đầu tư

thỏa đáng cho sự nghiệp giáo dục của địa phương. Hiện nay, 16/16 phường, xã trên

địa bàn thành phốđược công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non 5 tuổi; hoàn thành và giữ vững phổ cập giáo dục Tiểu học, THCS, THPT. (Nguồn: tptuyhoa.phuyen.gov.vn)

2.2.2. Tình hình giáo dục và giáo dục tiểu học ở thành phố Tuy Hòa, tỉnh

Phú Yên

Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Yên rất quan tâm chú trọng đến GD&ĐT.

Quy mô giáo dục và mạng lưới cơ sở GD&ĐT phát triển nhanh; hệ thống giáo dục tương đối hoàn chỉnh từ mầm non đến đại học; cơ sở trường, lớp từng bước được chuẩn hóa, hiện đại hóa; hiện nay toàn tỉnh có: 135 trường mầm non công lập; 12

Trường tiểu học; 106 CS; 33 CS và tiểu học; 2 trường Đại học; 2 trường Cao đẳng; 1 Phân viện ngân hàng; 2 trường Trung cấp; 1 Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh; 7 trung tâm giáo dục thường xuyên - hướng nghiệp; 1 trung tâm giáo dục phát triển hòa nhập; 112 trung tâm học tập cộng đồng. Công tác giáo dục có nhiều chuyển biến tích cực, đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lýtăng về số lượng, chất lượng được nâng lên từng bước. Toàn tỉnh đã hoàn thành công tác phổ cập THCS năm 2010. (Nguồn: Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Tuy Hòa)

Giáo dục đại học, cao đẳng ngày càng phát triển về quy mô và chất lượng. Các

trường đã liên kết với nhiều trường đại học trong nước đào tạo thạc sĩ, giáo dục thường xuyên đáp ứng nhu cầu học tập mọi lúc, mọi nơi, góp phần bồi dưỡng, nâng cao trình độ, xây dựng xã hội học tập. Ngành GD&ĐT của tỉnh đã góp phần quan trọng trong việc đào tạo nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. (Nguồn: Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Tuy Hòa)

Chính quyền luôn chú trọng nâng cao chất lượng GD&ĐT. Huy động tối đa HS trong độ tuổi đến trường, hạn chế tỷ lệ HS bỏ học giữa chừng. Giữ vững và nâng cao kết quả phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập giáo dụcTHCS, THPT.

Tăng cường bồi dưỡng nâng cao trình độ GV đạt chuẩn và trên chuẩn; đẩy mạnh đầu

tư CSVC, thiết bị dạy học cho các trường học theo hướng đạt chuẩn quốc gia. Hiện

nay TP Tuy Hòa có 12 Trường tiểu họccông lập có quy mô, điều kiện cơ sở vật chất; điều kiện cơ sở vật chất và phương tiện phục vụ hoạt dạy học và giáo dục như sau:

- Về quy mô:

Yên, Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân thành phố, các ban ngành đoàn thể, các lực lượng xã hội quan tâm và hỗ trợ cho giáo dục thành phố Tuy Hòa nói

chung và giáo dục tiểu học thành phố Tuy Hòa nói riêng nên quy mô giáo dục tiểu học thành phố Tuy Hòa phát triển như sau:

Bảng 2.3. Thống kê số lượng trường, lớp, học sinh tiểu học

TT Trƣờng, lớp Năm học

2017 - 2018 2018 - 2019 2019 - 2020

1 Số lượng trường 15 15 12 2 Số lớp 314 326 331 3 Số học sinh 9758 10115 10615

(Nguồn: Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Tuy Hòa)

Độingũcán bộ quản lý, giáo viên, học nhân viên tiểu:

Về đội ngũ, cán bộ quản lý, giáo viên đủ về số lượng, đáp ứng yêu cầu của việc dạy và học. Cán bộ quản lý, giáo viên đều đạt chuẩn và trên chuẩn, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao, có phẩm chất chính trị đạo đức trong sáng, lối sống lành mạnh, có tinh thần tự học tự nghiên cứu tốt, ham học hỏi. Đa số cán bộ quản lý và giáo viên sử dụng tốt ứng dụng công nghệ thông tin.

Bảng 2.4. Thống kê đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên tiểu học

TT Đội ngũ Năm học

2017 - 2018 2018 - 2019 2019 - 2020

1 Cán bộ quản lý 34 33 32 2 Số giáo viên 558 572 563

3 Nhân viên 69 63 69

(Nguồn: Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Tuy Hòa)

Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy họcvà hoạt động giáo dục đạo đức:

Tiếp tục triển khai Chương trình kiên cố hóa trường, lớp học và nhà vệ sinh cho học sinh, đầu tư xây dựng các phòng chức năng, phòng học bộ môn, nhà thư viện để đáp ứng yêu cầu đổi mới về nâng cao chất lượng giáo dục, thực hiện tốt công tác phổ cập và phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện,học sinh tích cực”, xây

dựng trường đạt Chuẩn Quốc gia, trường đạt Chất lượng giáo dục, thực hiện đổi mới cơ chế tài chính giáo dục nhằm huy động, phân bổ và sử dụng hiệu quả các nguồn lực của nhà nước và xã hội đầu tư cho giáo dục.

Về cơ sở vật chất:

Đối với định hướng hiện nay, thành phố tập trung phát triển giáo dục cả về quy mô, chất lượng và hiệu quả, xây dựng mạng lưới trường lớp phù hợp để góp phần

nâng cao chất lượng giáo dục đảm bảo cho hoạt động dạy học, hoạt động thể dục thể thao và hoạt động ngoại khóa.

Các trường có phòng thí nghiệm, phòng máy tính, thư viện đạt chuẩn ngoài ra các trường diện tích cây xanh, vườn hoa, cây cảnh phục vụ tốt cho hoạt động ngoài trời, vui chơi cho học sinh.

Về trang thiết bị:

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức học sinh ở các trường tiểu học thành phố tuy hòa tỉnh phú yên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông 1 (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)