8. Cấu trúc luận văn
3.2.4. Biện pháp 4: Chú trọng khâu tổ chức, chỉ đạo thực hiện kế hoạch hoạt
hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh
3.2.4.1. Mục tiêu
Biện pháp chú trọng khâu tổ chức, chỉ đạo thực hiện kế hoạch hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh nhằm hình thành cấu trúc các quan hệ giữa các thành viên và các bộ phận trong nhà trường, tạo cơ chế đảm bảo sự phối hợp, điều phối tốt các nguồn lực, các điều kiện thực hiện kế hoạch giáo dục đạo đức cho học sinh; đồng thời ra quyết định chỉ đạo, điều hành, đôn đốc, động viên các thành viên và các bộ phận trong nhà trường cùng nỗ lực hiện thực hoá mục tiêu đã đề ra của kế hoạch
giáo dục đạo đức cho học sinh.
Biện pháp này có tầm quan trọng đặc biệt trong công tác quản lý giáo dục đạo đức, có vai trò quyết định chủ yếu kết quả thực hiện kế hoạch giáo dục đạo đức cho học sinh. Vì vậy, trong công tác quản lý nói chung và quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho HS, Hiệu trưởng cần tập trung công tác tổ chức, chỉ đạo thực hiện biện
pháp này.
3.2.4.2. Nội dung
Biện pháp chú trọng khâu tổ chức, chỉ đạo thực hiện kế hoạch hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh gồm các nội dung sau:
Quản lý tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động giáo dục đạo đức cho HS gồm các nội dung chính sau:
- Trưởng tiểu ban giáo dục đạo đức cho HS của phân công các thành viên của tiểu ban thực hiện nhiệm vụ theo cấu trúc bộ máy bảo đảm phù hợp phẩm chất, năng
lực của các thành viên, cụ thể và bao quát các hoạt động giáo dục đạo đức, tránh hiện tượng trùng lặp, chồng chéo nhiệm vụ giữa các thành viên; phân bổ nguồn lực vật chất, tài chính phục vụ quá trình thực hiện kế hoạch giáo dục đạo đức cho HS, đồng thời bảo đảm chế độ chính sách cho các thành viên của tiểu ban này theo quy định của Nhà nước.
- Xác lập cơ chế phối hợp, cộng tác giám sát thực hiện kế hoạch giáo dục đạo đức cho HS giữa tiểu ban giáo dục đạo đức với các lực lượng giáo dục trong nhà trường và lực lượng giáo dục địa phương một cách chặt chẽ, cụ thể, phù hợp, bảo đảm tính hệ thống, đồng bộ trong quá trình thực hiện kế hoạch giáo dục đạo đức cho HS của Trường tiểu học.
- Xây dựng bầu không khí tâm lý lành mạnh (tôn trọng, thân thiện, đoàn kết, hỗ trợ nhau) giữa các thành viên trong tiểu ban, với các lực lượng giáo dục và với HS. Đồng thời yêu cầu thiết lập mối quan hệ chặt chẽ giữa GV chủ nhiệm với cha m
HS nhằm tạo sự đồng bộ trong quá trình giáo dục đạo đức cho HS, hình thành và
phát triển phẩm chất và năng lực HS.
Chỉ đạo thực hiệnkế hoạch hoạt động giáo dục đạo đức gồm các nội dung như sau:
- Tổ chức hội nghị triển khai kế hoạch giáo dục đạo đức HS và các quy định về giáo dục đạo đức cho HS vào đầu năm học với sự tham dự của tất cả cán bộ quản lý, GV, nhân viên và mời đại diện ban cha m HS, các lực lượng giáo dục ở địa phương nhằm quán triệt và tạo sự đồng thuận, thống nhất thực hiện kế hoạch giáo dục đạo đức
- Hiệu trưởngtrực tiếp giám sát, tham dự một số hoạt động giáo dụcđạo đức chủ yếunhằm kịp thời tiếp nhận thông tin về việc triển khai các hoạt động giáo dục đạođức theo kếhoạch và tình hình giáo dụcđạođức HS. Qua đó, có biện pháp xử lý phù hợp, tác động đến các thành viên, các lực lượng giáo dục trong trường và ở địa
phương khắc phục hạn chế, nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho HS theo kế hoạch đề ra.
- Chỉ đạo kịp thời, cung cấp cho các thành viên nhà trường các thông tin về
tình hình chính trị - xã hội của thế giới, trong nước và địa phương về giáo dục đạo đứccủa các cấpquản lý giáo dục; Tổchứcbồidưỡng,tậphuấnđểcậpnhật, nâng cao
kiến thức, kỹnăng về hoạt động giáo dục, đặc biệt là đổi mới hình thức và phương
pháp giáo dục đạo đức HSTH, đánh giá đạo đức HSTH, ứngdụng CNTT trong hoạt động giáo dụcđạođức,…
- Chỉ đạo nâng cao năng lực cho lực lượng HS phụ trách công tác Liên Đội,
Chi độivề kiếnthức,kỹnănghoạtđộng giáo dục ngoài giờ lên lớp nói chung và hoạt động giáo dụcđạođức cho HS.
- Chỉ đạo đánh giá việc thực hiện kế hoạchhoạt động giáo dục đạo đức cho HS nhằm khắcphục hạn chế, phát huy ưu điểm, đúc kết kinh nghiệmđể tiếp tục chỉ đạoviệc thựchiệnkếhoạch giáo dụcđạođức cho HS trong thời gian tớiđạtmục tiêu giáo dụcđạođức cho HS đãđề ra.
3.2.4.3. Cách thực hiện
- Chỉ đạo tiểu ban giáo dục đạo đức cho HS, phân công các thành viên của tiểu ban thực hiện nhiệm vụ theo cấu trúc bộ máy; phân bổ nguồn lực vật chất, tài chính phục vụ quá trình thực hiện kế hoạch giáo dục đạo đức cho HS, đồng thời bảo đảm chế độ chính sách cho các thành viên của tiểu ban này theo quy định của Nhà nước.
làm việc của từng bộ phận và cá nhân một cách cụ thể, rõ ràng, bảo đảm các bộ phận, cá nhân vận hành nhiệm vụ thông suốt, không chồng chéo.
- Chỉ đạo xây dựng và ban hành quy định về nhiệm vụ, trách nhiệm của HS đối với yêu cầu giáo dục đạo đức cho HS của nhà trường.
- Chỉ đạo tổ chức hội nghị triển khai kế hoạch giáo dục đạo đức HS và các quy định về giáo dục đạo đức cho HS vào đầu năm học với sự tham dự của tất cả cán
bộ quản lý, GV, nhân viên và mờiđại diện ban cha m HS, các lựclượng giáo dục ở địaphương.
- Chỉ đạo tổ chức các hình thức bồi dưỡng, tập huấn để cập nhật, nâng cao kiến thức, kỹ năng về hoạt động giáo dục đạo đức cho HS cho tiểu ban giáo dục đạo đức và các lực lượng giáo dục; nâng cao năng lực cho HS phụ trách công tác Liên Đội, Chi đội về kiến thức, kỹnăng hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp nói chung và hoạt động giáo dục đạo đức cho HS.
- Hiêu trưởng trực tiếp tham dự một số hoạt động giáo dục đạo đức chủ yếu
cho HS nhằm kịp thời xử lý, tác động đến các thành viên, các lực lượng giáo dục trong trường và ở địa phương nỗ lực nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục đạo đức cho HS theo kế hoạch và mục tiêu giáo dục đạo đức cho HS đã đề ra.
- Chỉ đạo thiết lập hệ thống thông tin, quản lý vận hành thông suốt và giám
sát, kiểm tra thường xuyên và định kỳvề tình tình thực hiện kế hoạch hoạt động giáo dục đạo đức cho HS.
- Chỉ đạo sơ kết, tổng kết việc thực hiện kế hoạch giáo dục đạo đức cho HS học kỳ 1 và năm học, đánh giá, đúc kết kinh nghiệm để có biện pháp chỉ đạo khắc phục hạn chế, khen thưởng tập thể, cá nhân hoàn thành tốt nhiệm vụ nhằm tạo động lực mới, tạo thuận lợi cho việc xây dựng và thựchiện kế hoạch hoạt động giáo dục đạo đức cho HS trong học kỳ 2 và năm học tiếp theo ngày càng hoàn thiện và nâng cao chất lượng, hiệu quả đáp ứng yêu cầu của chương trình GDPT 2018 cấp tiểu học.
- Chỉ đạo đáp ứng các yêu cầu về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, các phương tiện làm việc, kinh phí cần thiết nhằm phục vụ kịp thời, hiệu quả các hoạt động giáo dục đạo đức cho HS theo kế hoạch triển khai hoạt động giáo dục đạo đứccho HS của tiểu ban giáo dục đạo đức học sinh cấp trường.
3.2.4.4. Điều kiện thực hiện
Để quản lý hoạt động GDĐĐ cho học sinh có hiệu quả, công tác tổ chức, chỉ đạo thực hiện kế hoạch hoạt động GDĐĐ cần đảm bảo tính thống nhất giữa quản lý mục tiêu hoạt động GDĐĐvới mục tiêu giáo dục chung trong nhà trường.
kế hoạch, thời gian, mục tiêu, chương trình, nội dung, phương pháp và hình thức thực hiện quản lý các hoạt động GDĐĐ.
Khi xây dựng nội dung, chương trình hoạt động GDĐĐ phải căn cứ vào điều kiện, tình hình thực tiễn của nhà trường và năng lực tổ chức thực hiện, tham gia hoạt động GDĐĐ của GV, HS để có sự thống nhất về mục tiêu, nội dung và hình thức các hoạt động GDĐĐ cho phù hợp.