Khái niệm quản lý hoạt động giáo dục đạo đức

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức học sinh ở các trường tiểu học thành phố tuy hòa tỉnh phú yên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông 1 (Trang 31)

8. Cấu trúc luận văn

1.2.5. Khái niệm quản lý hoạt động giáo dục đạo đức

Quản lý hoạt động GDĐĐ là một bộ phận trong quản lý giáo dục nói chung trong nhà nhà trường hướng vào mục tiêu GDĐĐ cho học sinh. Quản lý hoạt động GDĐĐ cho HS trong nhà trường là sự tác động có chủ đích, có căn cứ khoa học, hợp quy luật và phù hợp các điều kiện khách quan của Hiệu trưởng tới các lực lượng giáo dục, học sinh và các điều kiện hỗ trợ nhằm phát huy sức mạnh các nguồn lực giáo dục, từ đó đảm bảo các hoạt động giáo dục của nhà trường đạt được các mục tiêu giáo dục đã đề ra với chất lượng, hiệu quả cao nhất.

1.3. Vai trò của Hiệu trƣởng trong quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học

1.3.1. Xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục đạo đức

định các mục tiêu cho hoạt động GDĐĐ cho học sinh trong nhà trường và quyết định những biện pháp tốt nhất để thực hiện các mục tiêu này.

Lập kế hoạch trong quản lý GDĐĐcó vai trò rất quan trọng, giúp ích rất nhiều cho hoạt động quản lý của Hiệu trưởng và cho hoạt động giáo dục học sinh của nhà trường. Một kế hoạch được thực hiện tốt thì các hoạt động giáo dục đạo đức có sự tập trung, không dàn trải để đối phó và rất linh hoạt. Nó làm cho hoạt động của giáo viên và học sinh sẽ hướng tới kết quả một cách chủ động và tích cực hơn. Lập kế hoạch tốt sẽ tăng cường sự ủng hộ và sự phối kết hợp của các lực lượng trong và ngoài nhà trường nhằm giáo dục đạo đức học sinh. Mặc dù họ có những mục tiêu và nhiệm vụ riêng nhưng việc hoàn thành mục tiêu riêng ấy thì cũng đã góp phần hướng tới yêu cầu chung của hoạt động giáo dục học sinh.

Hơn nữa, khi lập kế hoạch quản lý GDĐĐ được thực hiện tốt thì việc kiểm tra cũng trở nên tốt hơn thông qua kết quả của những mục tiêu cụ thể, rõ ràng ấy. Đây còn là cơ sở để đánh giá hiệu quả hoạt động quản lý và hoạt động GDĐĐ học sinh.

Khi xây dựng kế hoạch quản lý hoạt động GDĐĐ cho học sinh người Hiệu trưởng cần phân tích thực trạng GDĐĐ trong năm học của ngành, trường, địa phương; xác định điều kiện giáo dục như cơ sở vật chất, tài chính, quỹ thời gian, sự phối hợp với lực lượng giáo dục trong trường và ngoài trường để xác định mục tiêu và các hoạt động đạt mục tiêu trong hoạt động giáo dục đạo đức.

Ba nội dung cơ bản trong xây dựng kế hoạch quản lý giáo dục đạo đức là: Xác định, hình thành mục tiêu, phương hướng đối với nhà trường về hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh. Hiệu trưởng và giáo viên trong trường cần xác định rõ cái gì cần thực hiện, ai là người thực hiện, thời gian thực hiện và đảm bảo rằng mọi thành viên trong trường biết và hiểu được những gì được kì vọng vào mỗi cá nhân trong hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh. Các mục tiêu này cần đảm bảo phổ biến rộng rãi, có văn bản để giáo viên và phải để giáo viên nhận thấy là có thể đạt được, cho họ thấy cần phải nỗ lực để đạt mục tiêu đó. Nếu đa số giáo viên thấy mục tiêu như điều gì không thể đạt được thì họ có thể hoàn toàn không để ý đến những mục tiêu này và không dành thời gian và nỗ lực để đạt tới chúng, có thể nói kế hoạch đến đây là không hiệu quả.

Xác định và đảm bảo về các nguồn lực của nhà trường để đạt được những mục tiêu đề ra về hoạt động GDĐĐ cho học sinh. Việc GDĐĐ cho học sinh là một công việc và là trách nhiệm của mỗi giáo viên, của toàn bộ nhà trường, chứ không phải là của riêng giáo viên chủ nhiệm hay một vài giáo viên nào. Hiệu trưởng cần chú ý, định hướng tạo những điều kiện, môi trường, đảm bảo phương tiện, các nguồn

lực gồm: tài chính cho các hoạt động giáo dục, cơ sở vật chất và trang thiết bị hỗ trợ cho hoạt động giáo dục, đội ngũ giáo viên chuyên trách có năng lực, các lực lượng giáo dục hoạt động có sự phối kết hợp tốt. Qua đó, học sinh có điều kiện để thực hiện những yêu cầu, những hành vi do nhà trường đề ra cho các em. Tránh việc nhà trường nêu ra nhiều yêu cầu cho các em mà không xây dựng, đảm bảo được những điều kiện, phương tiện để thực hiện yêu cầu đó.

Quyết định những hoạt động nào là cần thiết để đạt được mục tiêu đã đề ra. Việc quyết định này dựa vào sự nắm bắt tình hình tư tưởng, đạo đức của học sinh bao gồm tình hình có tính chất thường xuyên, lâu dài, phổ biến và cả những tình hình có tính chất thời sự. Hiệu trưởng cần cân nhắc, lựa chọn những hoạt động giáo dục phù hợp với điều kiện thực tiễn nhà trường, tâm sinh lý học sinh, tính đặc thù của địa phương và bám sát vào chủ đề từng tháng học, năm học. Từ đó có kế hoạch GDĐĐ cho từng khối lớp, theo chủ đề để đáp ứng giải quyết những vấn đề nảy sinh trong quá trình giáo dục đạo đức cho học sinh.

Kế hoạch giáo dục đạo đức nằm trong kế hoạch giáo dục tổng thể của nhà trường vì vậy kế hoạch phải đảm bảo tính thống nhất giữa mục tiêu giáo dục đạo đức với mục tiêu giáo dục trong; phải đảm bảo phối hợp hữu cơ với kế hoạch dạy học trên lớp; phải đảm bảo lựa chọn nội dung, hình thức phù hợp với hoạt động tâm sinh lý học sinh để đạt hiệu quả giáo dục cao.

1.3.2. Tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động giáo dục đạo đức

Tổ chức là quá trình hình thành các quan hệ và cấu trúc các quan hệ giữa các thành viên, giữa các bộ phận trong nhà trường nhằm tạo cơ chế đảm bảo sự phối hợp, điều phối tốt các nguồn lực, các điều kiện cho việc hiện thực hoá mục tiêu đã đề ra của kế hoạch.

Tổ chức thực hiện kế hoạch GDĐĐ cho học sinh sau khi đã lập xong kế hoạch, đó là lúc cần phải chuyển hóa những ý tưởng thành hiện thực. Tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục đạo đức cho học sinh là quá trình hình thành nên cấu trúc các quan hệ giữa các thành viên, giữa các bộ phận trong nhà trường để giúp họ thực hiện thành công các kế hoạch và đạt được mục tiêu tổng thể của nhà trường về giáo dục đạo đức cho học sinh. Vì vậy các thành viên và các bộ phận cần được giải thích mục tiêu, yêu cầu của kế hoạch giáo dục đạo đức; thảo luận biện pháp thực hiện kế hoạch; sắp xếp bố trí nhân sự, phân công trách nhiệm quản lý, huy động cơ sở vật chất, kinh tế; định rõ tiến trình, tiến độ thực hiện, thời gian bắt đầu, thời hạn kết thúc.

Để tổ chức việc thực hiện kế hoạch quản lý GDĐĐ cho học sinh, Hiệu trưởng sẽ tiến hành phân công, quy định nhiệm vụ cho các lực lượng trong thực hiện kế

hoạch giáo dục đạo đức năm học, học kì, tháng, tuần theo mục tiêu, nội dung đã đề ra, chẳng hạn như:

Hiệu trưởng chịu trách nhiệm chung, chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch chiến lược, kế hoạch bồi dưỡng, kế hoạch học năm và học kì.

Hiệu trưởng cân đối ngân sách được cấp và nguồn huy động khác để thực hiện kế hoạch đầu tư phương tiện hỗ trợ hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh và xây dựng cảnh quan trường học.

Hiệu trưởng tổ chức chỉ đạo tất cả các lực lượng giáo dục trong nhà trường và

thực hiện kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục đạo đức,…

Phó Hiệu trưởng chuyên môn, Tổ trưởng chuyên môn QL chất lượng giáo dục đạo đức thông qua bộ môn. Hiệu phó chuyên môn, Tổ trưởng bộ môn sẽ chịu trách nhiệm triển khai thực hiện yêu cầu lồng ghép nội dung giáo dục đạo đức cho học sinh trong hoạt động dạy học của GV bộ môn.

Đối với giáo viên chủ nhiệm, Hiệu trưởng xây dựng qui định về nhiệm vụ, trách nhiệm và quyền hạn của giáo viên chủ nhiệm lớp trong tổ chức các hoạt động giáo dục học sinh lớp chủ nhiệm như: giáo viên chủ nhiệm chịu trách nhiệm chính trong giáo dục đạo đức cho học sinh, chịu trách nhiệm giáo dục học sinh chưa ngoan, đánh giá xếp loại học sinh của lớp chủ nhiệm.

Đối với giáo viên bộ môn, Hiệu trưởng căn cứ vào nhiệm vụ của giáo viên

được qui định trong điều lệ trường học, tiến hành xây dựng qui định nhiệm vụ, trách nhiệm, quyền hạn của giáo viên bộ môn trong việc tham gia tổ chức các hoạt động giáo dục như: Thực hiện lồng ghép GDĐĐ học sinh qua các môn học, phối hợp, hỗ trợ các hoạt động giáo dục khi có yêu cầu và gương mẫu cho học sinh noi theo,...

Như vậy, trách nhiệm GDĐĐ cho học sinh trong nhà uộc về tất cả cán bộ, giáo viên, gia đình và các lực lượng xã hội nhưng Hiệu trưởng vẫn giữ vai trò nòng cốt. Hiệu trưởng xác định nội dung, quyết định các hình thức, phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong nhà trường. Hiệu trưởng còn là người trực tiếp tham gia giáo dục đạo đức học sinh thông qua nhiều hoạt động. Để hoàn thành nhiệm vụ lớn lao trên, người Hiệu trưởng phải tìm cho mình những biện pháp giáo dục phù hợp với đối tượng học sinh. Khi phân công người phụ trách các hoạt động giáo dục đạo đức, Hiệu trưởng cần lưu ý sự hợp lý, phù hợp với năng lực, sở trường, nguyện vọng của họ, có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận, không chồng chéo, không lãng phí.

1.3.3. Chỉ đạo thực hiện kế hoạch hoạt động giáo dục đạo đức

Chỉ đạo là chỉ huy, ra lệnh cho các bộ phận trong nhà trường thực hiện những nhiệm vụ để bảo đảm việc giáo dục đạo đức diễn ra đúng hướng, đúng kế hoạch, tập

hợp và phối hợp các lực lượng giáo dục sao cho đạt hiệu quả. Chức năng chỉ đạo trong quản lý hoạt động giáo dục đạo đức là cơ sở để phát huy các động lực cho việc thực hiện các mục tiêu quản lý hoạt động giáo dục và góp phần tạo nên chất lượng, hiệu quả cao cho các hoạt động này. Chỉ đạo có vai trò cùng với chức năng tổ chức để hiện thực hóa mục tiêu của hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh.

Để chắc chắn việc thực hiện kế hoạch giáo dục đạo đức cho học sinh trong nhà trường được hiệu quả, đáp ứng mục tiêu, nguyên tắc, nội dung, phương pháp và hình thức của hoạt động giáo dục, Hiệu trưởng cần thực hiện một số biện pháp như:

Chỉ đạo họp giao ban định kỳ các lực lượng đã được phân công nhằm: Tổng kết, rút kinh nghiệm việc tổ chức các hoạt động giáo dục đã làm; đôn đốc, quan tâm,

theo dõi, giám sát việc thực hiện kế hoạch giáo dục đạo đức từng học kì, hàng tháng, hàng tuần; chỉ đạo việc tổ chức tuyên truyền cho đội ngũ cán bộ giáo viên nhà trường, cho cha m học sinh để làm cho các đối tượng nhận thức đúng đắn về vai trò,

nhiệm vụ của các hoạt động giáo dục đạo đức đối với sự hình thành và phát triển nhân cách học sinh, từ đó họ tự giác tham gia tổ chức hoạt động giáo dục đạo đức và hỗ trợ nhà trường tổ chức hoạt động này; đảm bảo, thống nhất các nguyên tắc, hình thức và phương pháp giáo dục đạo đức; chỉ đạo tổ chức huấn luyện, dưỡng cho giáo viên nội dung, phương pháp giáo dục, kỹ năng phục vụ hoạt động giáo dục đạo đức.

Chỉ đạo hoạt động của khối chủ nhiệm, giáo viên chủ nhiệm: Hiệu trưởng chỉ đạo giáo viên triển khai kế hoạch theo chủ đề giáo dục đạo đức hàng tháng của toàn trường; từng khối bộ môn trao đổi thống nhất mức độ nội dung, hình thức hoạt động nhằm làm cho hoạt động giáo dục phù hợp tâm sinh lý lứa tuổi, đáp ứng nhu cầu nguyện vọng của học sinh. Trên cơ sở đó, giáo viên chủ nhiệm tổ chức các hoạt động giáo dục đạo đức phù hợp với học sinh khối lớp chủ nhiệm.

Hiệu trưởng chỉ đạo các tổ bộ môn, giáo viên bộ môn thực hiện lồng ghép, tích hợp hoạt động giáo dục đạo đức vào các môn học và tham gia các hoạt động giáo dục đạo đức học sinh.

Hiệu trưởng chỉ đạo hoạt động của tổ chức Đội: đặt ra yêu cầu, mục tiêu, định hướng các chương trình hoạt động trọng tâm của hoạt động Đội nhằm giáo dục đạo đức học sinh; đề ra các mục tiêu, nhiệm vụ, chỉ đạo lựa chọn các chủ đề hoạt động sinh hoạt dưới cờ.

Hiệu trưởng chủ động liên hệ, tư vấn, phối hợp các lực lượng trong hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh.Hiệu trưởng quan tâm, theo dõi, động viên, hướng dẫn, tư vấn giải pháp giáo dục học sinh chưa ngoan và vấn đề tự r n luyện của học sinh.

Kiểm tra là một trong các chức năng của người làm quản lý, không phân biệt họ làm việc ở cấp nào trong bộ máy quản lý nói chung và trong bộ máy QL trường học

nói riêng. Kiểm tra là chức năng cuối cùng của một quá trình quản lý đồng thời chuẩn bị cho một quá trình quản lý tiếp theo.

Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch hoạt động giáo dục đạo đức gắn liền với công việc của cán bộ quản lý, giáo viên ở trường phổ thông và thông thường theo một số hướng chủ yếu sau đây:

- Kiểm tra để theo dõi để cho hoạt động giáo dục đạo đức phù hợp với nhiệm vụ, mục tiêu giáo dục của nhà trường và sự phân công của cấp trên.

- Kiểm tra để quan sát, bảo đảm nhiệm vụ được giao có đủ điều kiện thực hiện, phù hợp với thực tế hay không.

- Kiểm tra để hướng dẫn và điều chỉnh hoạt động giáo dục đạo đức kịp thời nhằm tăng hiệu quả công việc của từng bộ phận trong nhà trường.

- Kiểm tra kết quả cuối cùng, đánh giá hiệu quả thực tế của hoạt động giáo dục đạo đức theo kế hoạch đặt ra.

Về mặt quản lý chung, kiểm tra hướng tới việc xem xét tính hợp lý hay không hợp lý của một chương trình công tác đã vạch ra, khả năng thực hiện trong thực tế. Ở nhà trường phổ thông, hoạt động kiểm tra sẽ hướng tới các tiêu chuẩn, các định mức nêu ra cho các loại công việc, các phương tiện được sử dụng, nguồn tài chính, con người,…

Theo quan điểm hệ thống, cơ sở của kiểm tra là sự kết hợp chặt chẽ giữa các nhân tố khác nhau trong cùng một công việc. Để kiểm tra, người quản lý cần phải xây dựng các tiêu chuẩn, cần đo lượng công việc và cuối cùng đều phải có sự điều chỉnh các tiêu chuẩn cho phù hợp với nhiệm vụ, kế hoạch đặt ra. Quá trình đó diễn ra mọi nơi và cho mọi đối tượng. Do vậy, các nhà quản lý còn gọi kiểm tra là một hệ thống liên hệ ngược. Nó được hiểu như một hệ thống phản hồi có mối liên hệ chặt chẽ đến các chức năng còn lại trong quản lý .

Trong quản lý hoạt động GDĐĐ cho học sinh, công tác kiểm tra có thể hiểu là hoạt động nghiệp vụ quản lý của người cán bộ quản lý nhằm điều tra, theo dõi, kiểm soát, phát hiện, xem xét sự diễn biến và đánh giá kết quả các hoạt động giáo dục đó có phù hợp với mục tiêu, kế hoạch, chuẩn mực, quy định đề ra hay không. Qua đó, kịp thời động viên mặt tốt, điều chỉnh, uốn nắn những mặt chưa đạt chuẩn nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động giáo dục đạo đức trong nhà trường.

Hiệu trưởng có thể tiến hành kiểm tra định kỳ, thường xuyên, đột xuất, trực tiếp, hoặc gián tiếp để giúp học sinh hiểu rõ hơn về những hoạt động của mình,

khẳng định được mình, từ đó hoạt động tích cực hơn, tự giác hơn, biết tự điều chỉnh

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức học sinh ở các trường tiểu học thành phố tuy hòa tỉnh phú yên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông 1 (Trang 31)