8. Cấu trúc luận văn
3.2.6. Biện pháp 6: Đổi mới cách thứckiểm tra, đánh giá, thi đua, khen thưởng
thưởng việc thực hiện kế hoạch hoạt động giáo dục đạo đức
3.2.6.1. Mục tiêu
Biện pháp quản lý đổi mới cách thức kiểm tra, đánh giá, thi đua, khen thưởng việc thực hiện kế hoạch hoạt động giáo dục đạo đức nhằm giúp cho Hiệu trưởng đánh giá chính xác, kịp thời thực trạng thực hiện kế hoạch giáo dục đạo đức (ưu, nhược điểm và nguyên nhân); trên cơ sở đó sẽ chủ động, tăng cường lãnh đạo, chỉ
đạo, điều hành thực hiện có chất lượng và hiệu quả các hoạt động giáo dục đạo đức cho HS theo kế hoạch của trường; đồng thời tạo động lực vật chất, tinh thần, tác động đến các thành viên trong tiểu ban giáo dục đạo đức và các lực lượng giáo dục
trong Trường tiểu họccùng nỗ lực thực hiện tốt nhiệm vụ của cá nhân và tập thể đáp ứng yêu cầu mục tiêu kế hoạch giáo dục đạo đức cho học sinh.
Biện pháp quản lý này có vai trò rất quan trọng trong quản lý hoạt động giáo dục đạo đức đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình GDPT, vừa xây dựng được nề nếp kỉ cương, tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo điều hành theo đúng kế hoạch,
mục tiieu giáo dục đạo đức cho HS, vừa tạo động lực cho các thành viên và lực lượng giáo dục thi đua nỗ lực hoàn thành tốt nhiệm vụ giáo dục đạo đức cho học
sinh.
3.2.6.2. Nội dung
- Chỉ đạo nâng cao nhận thức về ý nghĩa, vai trò của việc thực hiện kế hoạch giáo dục đạo đức cho HS và yêu cầu đổi mới cách thức kiểm tra, đánh giá, thi đua, khen thưởng việc thực hiện kế hoạch hoạt động giáo dục đạo đức; nâng cao kiến thức, kỹ năng về công tác kiểm tra - đánh giá và tự đánh giá việc thực hiện kế hoạch giáo dục đạo đức cho HS của cá nhân và tập thể.
- Xây dựng và ban hành kế hoạch kiểm tra - đánh giá việc thực hiện các hoạt động giáo dục đạo đức cho HS bảo đảm yêu cầu đổi mới về: mục tiêu, nội dung chủ điểm, các hình thức và phương pháp giáo dục đạo đức cho HS; lịch trình và nội dung kiểm tra; cách thức kiểm tra - đánh giá và tự đánh giá; xử lý sau kiểm tra (khen thưởng, kỉ luật…).
- Phát động phong trào thi đua thực hiện kế hoạch giáo dục đạo đức cho HS trong toàn trường gắn với phong trào thi đua “dạy tốt - học tốt”, thi đua “mỗi thầy cô giáo là tấm gương về đạo đức, tự học và sáng tạo”; “Năm điều Bác Hồ dạy”,…
- Giám sát, kiểm tra thường xuyên và định kỳ việc quản lý, lãnh đạo và thực hiện các hoạt động giáo dục đạo đức về nội dung, hình thức và phương pháp giáo dục đạo đức cho HS, sử dụng thiết bị dạy học, ứng dụng CNTT,… nhằm kịp thời phát huy ưu điểm, đồng thời điều chỉnh, bổ sung, chấn chỉnh khắc phục nhược điểm của các thành tố giáo dục đạo đức, của các thành viên, của các quy định liên quan
hoạt động giáo dục đạo đức. Việc đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch giáo dục đạo đức, xét thi đua khen thưởng bảo đảm yêu cầu thực chất, khách quan, công bằng, người thật việc thật, có đầy đủ minh chứng tin cậy.
- Chỉ đạo kịp thời tuyên dương trên các phương triện truyền thông của Trường tiểu học và khen thưởng thỏa đáng (theo chế độ quy định và huy động nguồn tài
chính tự chủ của trường) cho CBGVNV có thành tích giáo dục đạo đức xuất sắc và HS có hành vi đạo đức chuẩn mực tiêu biểu, hành vi dũng cảm, cao thượng,...
- Đánh giá định kỳ việc thực hiện kế hoạch kiểm tra - đánh giá hoạt động giáo dục đạo đức cho HS. Trên cơ sở đó, Hiệu trưởng xem xét xử lý, có biện pháp quản lý phù hợp nhằm bảo đảm việc thực hiện kế hoạch giáo dục theo đúng lịch
trình, đảm bảo chất lượng và hiệu quả.
3.2.6.3. Cách thực hiện
- Chỉ đạo tổ chức, quán triệt nâng cao nhận thức về tầm quan trọng và yêu cầu đổi mới cách thức kiểm tra, đánh giá, thi đua, khen thưởng việc thực hiện kế hoạch hoạt động giáo dục đạo đức; nâng cao kiến thức, kỹ năng về công tác kiểm tra
- đánh giá và tự đánh giá việc thực hiện kế hoạch giáo dục đạo đức cho HS của cá nhân và tập thể.
- Chỉ đạo tiểu ban giáo dục đạo đức cho HS chủ trì phối hợp với các lực lượng giáo dục xây dựng Chương trình/ Kế hoạch đổi mới cách thức kiểm tra, đánh giá, thi đua, khen thưởng việc thực hiện kế hoạch hoạt động giáo dục đạo đức trình
Hiệu trưởng tổ chức phê duyệt và ban hành. Chương trình đổi mới này phải bảo đảm yêu cầu đổi mới về:mục tiêu, nội dung chủ điểm, các hình thức và phương pháp giáo dục đạo đức cho HS; lịch trình và nội dung kiểm tra; cách thức kiểm tra - đánh giá và tựđánh giá; xử lý sau kiểm tra (khen thưởng, kỉluật,…).
- Chỉ đạo tổ chức hội nghị quán triệt và triển khai Chương trình đổi mới cách
thức kiểm tra, đánh giá, thi đua, khen thưởng việc thực hiện kế hoạch hoạt động giáo dục đạo đức với sự tham dự của tất cả cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và mời đại diện ban cha m HS, các lực lượng giáo dục ở địa phương .
- Chỉ đạo phối hợp với các đoàn thể thống nhất đưa việc thực hiện biện pháp
này vào phong trào thi đua chung hoặc thực hiện bằng hình thức thi đua chuyên đề; xây dựng các tiêu chuẩn, tiêu chí phù hợp và tổ chức phát động phong trào thi đua trong toàn trường.
- Chỉ đạo giám sát, kiểm tra thường xuyên việc thực hiện Chương trình đổi mới cách thức kiểm tra, đánh giá, thi đua, khen thưởng việc thực hiện kế hoạch hoạt động giáo dục đạo đức.
- Chỉ đạo tiểu ban giáo dục đạo đức giới thiệu các CBGVNV có thành tích giáo dục đạo đức xuất sắc và HS có hành vi đạo đức tiêu biểu để kịp thời tuyên dương, khen thưởng.
- Chỉ đạo kiểm tra định kỳ, sơ kết, tổng kết việc thực hiện đổi mới cách thức kiểm tra, đánh giá, thi đua, khen thưởng việc thực hiện kế hoạch hoạt động giáo
dục đạo đức. Đánh giá phân tích chính xác các ưu, nhược điểm và nguyên nhân, qua đó Hiệu trưởng có biện pháp chỉ đạo khắc phục hạn chế, phát huy ưu điểm, khen thưởng cá nhân và tập thể có thành tích tiêu biểu, đồng thời tiếp tục chỉ đạo biện pháp quản lý này nhằm bảo chất lượng, hiệu quả việc thực hiện kế hoạch hoạt động giáo dục đạo đức, nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức HS, đáp ứng yêu cầu đổi mới GDPT.
- Chỉ đạo huy động nguồn lực vật chất, tài chính đáp ứng yêu cầu thực hiện Chương trình đổi mới cách thức kiểm tra, đánh giá, thi đua, khen thưởng việc thực hiện kế hoạch hoạt động giáo dục đạo đức cho HS.
3.2.6.4. Điều kiện thực hiện
Trong quá trình thực hiện biện pháp, cần chú ý đảm bảo các điều kiện thực hiện như sau:
- Phải đảm bảo tính nguyên tắc trong quá trình kiểm tra, đánh giá.
- Kiểm tra, đánh giá hoạt động GDĐĐ phải đảm bảo tính giáo dục: làm rõ
thực trạng, từ đó có định hướng điều chỉnh hoạt động GDĐĐ cho học sinh phù hợp, đạt kết quả tốt hơn.
- Kiểm tra, đánh giá các hoạt động GDĐĐphải đảm bảo tính xã hội: giúp cho
học sinh, giáo viên, cha m học sinh, nhà quản lý giáo dục và các lực lượng giáo dục khác biết được phẩm chất, đạo đức của HS.
- Phải có sự thống nhất cao, phối hợp giữa các bộ phận chức năng, các cán bộ giáo viên làm công tác GDĐĐ cho học sinh trong toàn trường. Bên cạnh đó phải cung cấp đầy đủ kinh phí để đầu tư vào việc QLGDĐĐ cho học sinh; cụ thể hóa được các mặt r n luyện của học sinh để tạo điều kiện cho việc đánh giá được khách quan, công bằng, chính xác.