8. Cấu trúc luận văn
3.2.5. Biện pháp 5: Tăng cường sự phối hợp giữa các lực lượng trong am gia
gia vào hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh
3.2.5.1. Mục tiêu
Biện pháp quản lý tăng cường sự phối hợp giữa các lực lượng trong am gia vào hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh nhằm huy động các thành viên và các bộ phận trong nhà trường phát huy năng lực, phẩm chất cá nhân và chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận, các lực lượng giáo dục trong nhà trường cùng nhau phối hợp chặt chẽ, thống nhất, đồng bộ trong việc thực thực hiện các hoạt động giáo dục đạo đức cho HS theo kế hoạch giáo dục đạo đức cho HS đã ban hành.
Biện pháp quản lý này có vai trò quan trọng trong việc huy động và phát huy sức mạnh tổng hợp nguồn nhân lực nhà trường cùng đồng thuận, tập trung mọi nỗ lực thực hiện hiệu quả kế hoạch giáo dục đạo đức theo mục tiêu giáo dục đạo đức cho HS đã đề ra. Vì vậy, trong công tác quản lý, Hiệu trưởng cần có đầu tư thích đáng cho việc chỉ đạo thực hiện biện pháp quản lý này.
3.2.5.2. Nội dung
Biện pháp quản lý tăng cường sự phối hợp giữa các lực lượng trong am gia vào hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh bao gồm các nội dung chính sau:
- Nâng cao nhận thức về sự cần thiết và tầm quan trọng việc tăng cường, phối hợp giữa các lực lượng trong am gia vào hoạt động giáo dục đạo đức cho HS như mục tiêu nêu trên.
- Chỉ đạo tiểu ban giáo dục đạo đức cho HS, các thành viên và lực lượng giáo dục trong trường trên cơ sở phát huy năng lực, phẩm chất cá nhân thực hiện chức trách được giao, đồng thời phối hợp chặt chẽ, đồng bộ với các thành viên, các lực lượng giáo dục trong nhà trường thực hiện các hoạt động giáo dục đạo đức cho HS theo kế hoạch đã ban hành.
- Giám sát quá trình thực hiện các hoạt động chung được triển khai theo kế hoạch giáo dục đạo đức cho HS nhằm kịp thời chỉ đạo khắc phục hạn chế và phát huy ưu điểm đối với việc phối hợp giữa các lực lượng trong tham gia vào hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh.
- Chỉ đạo đánh giá việc thực hiệnkế hoạch hoạt động giáo dục đạo đức cho HS nhằm khắc phục hạn chế, phát huy ưu điểm, đúc kết kinh nghiệm để tiếp tục chỉ đạo việc thực hiện kế hoạch giáo dục đạo đức cho HS trong thời gian tới đạt mục tiêu giáo dục đạo đức cho HS đã đề ra.
3.2.5.3. Cách thực hiện
- Chỉ đạo tổ chức quán triệt cho tiểu ban giáo dục đạo đức cho HS, các thành
viên và lực lượng giáo dục trong nhà trường về yêu cầu phát huy vai trò cá nhân và
tập thể gắn bó chặt chẽ với sự phối hợp đồng bộ giữa các cá nhân và tập thể trong nhà trườngđểnâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục đạo đức cho HS.
- Chỉ đạo tổ chức bồi dưỡng cho các thành viên, lực lượng trong trường nâng cao năng lực quan hệ phối hợp, hỗ trợ nhau trong thực hiệncác hoạt động giáo dục đạo đức cho HS theo kế hoạch giáo dục đạo đức cho HS của nhà trường.
- Chỉ đạo xây dựng môi trường làm việc, quan hệ dân chủ, tôn trọng, thân thiện, yêu thương HS, đoàn kết hỗ trợ nhau giữa các thành viên của các lực lượng giáo dục ở trong quá trình thực hiện kế hoạch giáo dục đạo đức cho HS.
- Chỉ đạo kiểm tra, sơ kết, tổng kết biện pháp này vào cuối học kỳ 1 và năm học, đánh giá, đúc kết kinh nghiệm để có biện pháp chỉ đạo khắc phục hạn chế, khen thưởng tập thể, cá nhân hoàn thành tốt nhiệm vụ nhằm tạo động lực mới, tạo thuận lợi cho việc tăng cường sự phối hợp giữa các lực lượng trong am gia vào hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trong học kỳ 2 và năm học tiếp theo ngày chất lượng,
hiệu quả.
3.2.5.4. Điều kiện thực hiện
Có sự chỉ đạo cụ thể, sâu sát hơn của Đảng ủy đối với Đoàn thanh niên, Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh sự phối kết hợp chặt chẽ với các phòng chức năng, CBQL, GV cũng như tổ chức tốt mối liên hệ với các đơn vị, tổ chức khác.
Người phụ trách công việc tổ chức phối hợp phải nhiệt tình, năng nổ, tâm huyết với sự nghiệp giáo dục, có chuyên môn, nghiệp vụ về GDĐĐ cho học sinh và có khả năng giao tiếp tốt.