Biện pháp 2: Tăng cường bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức học sinh ở các trường tiểu học thành phố tuy hòa tỉnh phú yên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông 1 (Trang 70 - 72)

8. Cấu trúc luận văn

3.2.2. Biện pháp 2: Tăng cường bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn

nghiệp vụ cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên nhà trường để thực hiện tốt kế hoạch giáo dục đạo đức cho học sinh

3.2.2.1. Mục tiêu

Tăng cường bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ quản lý, giáo viên, công nhân viên nhà trường để thực hiện tốt kế hoạch giáo dục đạo đức nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học của nhà trường đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông.

Biện pháp quản lý này có tầm quan trọng đặc biệt, vì đội ngũ (CBQL, GV, NV) là nhân tố trực tiếp quyết định chất lượng giáo dục học sinh nói chung và giáo dục đạo đức nói riêng. Vì vậy, trong quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho HS cần tăng cường chỉ đạo, triển khai hiệu quả biện pháp này để tạo được sự chuyển biến tích cực trong nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh TH đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông năm 2018.

3.2.2.2. Nội dung

Quản lý biện pháp này bao gồm các nội dung sau:

- Nâng cao nhận thức về trách nhiệm của đội ngũ CBQL, GV, NV đối với nhiệm vụ giáo dục đạo đức HS, về tầm quan trọng của việc tăng cường bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ quản lý, giáo viên, công nhân viên nhà trường để thực hiện tốt kế hoạch giáo dục đạo đức cho học sinh đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông năm 2018.

- Bồi dưỡng cho đội ngũ CBQL, GV nắm vững mục tiêu, nội dung, hình thức và phương pháp giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học theo yêu cầu Chương trình

GDPT 2018 cấp tiểu học; Chức năng, nhiệm vụ cụ thể về giáo dục đạo đức học sinh theo cương vị đảm nhận (CBQL, GV chủ nhiệm, GV bộ môn, Tổng phụ trách Đội và

các đoàn thể khác, nhân viên); Cập nhật, nâng cao kiến thức, kỹ năng về giáo dục học và tâm lý học, nhất là kiến thức, kỹ năng về đặc điểm tâm lý học sinh tiểu học, cá thể hóa giáo dục học sinh để phát huy tiềm năng cá nhân; Kỹ năng ứng dụng

CNTT-TT trong giáo dục đạo đức cho HS tiểu học.

- Giám sát, kiểm tra, đánh giá thường xuyên và định kỳ kết quả công tác bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho CBQL, GVNV nhà trường

thông qua các hoạt động giáo dục đạo đức cho HS, kết quả đánh giá xếp loại đạo đức HS, nhất là các biểu hiện về thái độ, hành vi của HS trong các mối quan hệ (với bản thân; với thầy cô, bạn học, cộng đồng; với công việc và lao động, với xã hội và với

môi trường tự nhiên). Trên cơ sở đó, Hiệu trưởng có biện pháp chỉ đạo, xử lý phù hợp nhằm đảm bảo kết quả bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho

đội ngũ đáp ứng yêu cầu mục tiêu giáo dục đạo đức cho HS tiểuhọc.

3.2.2.3. Cách thực hiện

- Thành lập Tiểu ban chỉ đạo công tác bồi dưỡng chuyên môn và nghiệp vụ giáo dục đạo đức cho HS cấp trường (Trưởng ban: Hiệu trưởng hoặc Phó Hiệu trưởng; Các thành viên gồm đại diện các đoàn thể, tổ trưởng tổ chuyên môn và văn phòng, GVCN cốt cán, nhân viên phụ trách CSVC, tài chính…) để triển khai chỉ đạo, quản lý, điều hành công tác này trong nhà trường.

- Tổ chức quán triệt các văn bản pháp lý (Luật Giáo dục, Điều lệ Trường tiểu học, Chương trình GDPT 2018 cấp tiểu học) và hướng dẫn của các cơ quan QLGD liên quan đến nhiệm vụ giáo dục đạo đức cho HS tiểu học; về mục tiêu, nội dung, hình thức và phương giáo dục đạo đức, đánh giá kết quả giáo dục học sinh tiểu học,…

- Chỉ đạo đánh giá thực trạng công tác bồi dưỡng nâng cao trình độ, chuyên

môn nghiệp vụ giáo dục đạo đức kết hợp với tự đánh giá của CBQL, GV, NV, trên

cơ sở đó xây dựng kế hoạch bồi dưỡng với các mục tiêu, chỉ tiêu, biện pháp và các hình thức phù hợp ở trong và ngoài nhà trường, trình hiệu trưởng phê duyệt và tổ chức thực hiện. Mỗi CBQL, GV, NV cũng phải xây dựng kế hoạch tự bồi dưỡng trình tổ trưởng chuyên môn phê duyệt thực hiện.

- Chỉ đạo triển khai kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ giáo dục đạo đức một cách chặt chẽ, kịp thời, bảo đảm các yêu cầu về: nội dung, hình thức, thời gian và đối tượng CBQL, GV, NV được bồi dưỡng nhằm phát huy được vai trò của

- Huy động các nguồn lực tài chính, cơ sở vật chất và thiết bị dạy học phục vụ kịp thời, hiệu quả công tác bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ giáo dục đạo đức cho CBQL, GV, NV và việc tự bồi dưỡng của CBQL, GV, NV để thực hiện tốt kế hoạch GDĐĐ cho HS đáp ứng mục tiêu của biện pháp quản lý này.

- Chỉ đạo kiểm tra, đánh giá thường xuyên và định kỳ; sơ kết, tổng kết công tác bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ giáo dục đạo đức cho CB, GV, NV để kịp thời rút kinh nghiệm, khắc phục hạn chế, phát huy ưu điểm, khen thưởng cá nhân và tập thể đạt thành tích tốt, tạo động lực mới cho việc nỗ lực tham gia bồi dưỡng, đồng thời Hiệu trưởng tiếp tục tăng cường chỉ đạo triển khai hiệu quả biện pháp quản lý

này.

3.2.2.4. Điều kiện thực hiện

Hiệu trưởng và bộ phận phụ trách phải thường xuyên theo dõi, nắm bắt thông tin, đánh giá thông tin về mức độ nhận thức, chuyên môn nghiệp vụ của các lực lượng tham gia GDĐĐ để có kế hoạch tập huấn, bồi dưỡng hiệu quả.

Hiệu trưởng nghiên cứu kỹ các tài liệu, sách báo, văn bản chỉ đạo của Đảng và nhà nước, của Bộ GD&ĐT, chương trình GDPT năm 2018 để giáo dục GV, HS nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động GDĐĐ.

Hiệu trưởng cần có sự đầu tư, chuẩn bị chu đáo về kế hoạch, tài chính, cơ sở vật chất, thời gian, nội dung, hình thức bồi dưỡng, tập huấn.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức học sinh ở các trường tiểu học thành phố tuy hòa tỉnh phú yên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông 1 (Trang 70 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)