Khái niệm quản lý giáo dục

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức học sinh ở các trường tiểu học thành phố tuy hòa tỉnh phú yên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông 1 (Trang 28)

8. Cấu trúc luận văn

1.2.2. Khái niệm quản lý giáo dục

Quản lý giáo dục là sự tác động có hệ thống, có kế hoạch, có ý thức và hướng đích của chủ thể quản lý ở các cấp khác nhau đến tất cả các mắt xích của hệ thống

giáo dục nhằm mục đích đảm bảo việc hình thành nhân cách cho người học trên cơ sở nhận thức và vận dụng những quy luật chung của xã hội cũng như quy luật của quá trình giáo dục, của sự phát triển thể lực và tâm lý người học.

Theo P.V. Khuđôminxki: “Quản lý giáo dục là những tác động có hệ thống, có kế hoạch, có ý thức và mục đích của các chủ thể quản lý ở các cấp khác nhau đến tất cả các khâu của hệ thống (từ Bộ Giáo dục đến nhà trường), nhằm mục đích đảm bảo việc giáo dục cộng sản chủ nghĩa cho thế hệ tr , đảm bảo sự phát triển toàn diện và hài hòa của họ. Trên cơ sở nhận thức và sử dụng những quy luật khách quan của quá trình dạy học, giáo dục, của sự phát triển về thể chất và tâm lý của tr em, thiếu niên cũng như thanh niên.” [23]

Nhà khoa học Giáo sư Phạm Minh Hạc đã định nghĩa: “Quản lý giáo dục là hệ thống tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý nhằm cho hệ vận hành theo đường lối, nguyên lý giáo dục của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình, tức là đưa nhà trường vận hành theo nguyên lý giáo dục tiến tới mục tiêu giáo dục, mục tiêu đào tạo đối với ngành giáo dục với thế hệ tr và với từng học

sinh.”

Như vậy, quản lý giáo dục là hoạt động tự giác của chủ thể quản lý nhằm huy động tổ chức, điều phối, điều chỉnh, giám sát có hiệu quả các nguồn lực giáo dục để phục vụ cho mục tiêu giáo dục.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức học sinh ở các trường tiểu học thành phố tuy hòa tỉnh phú yên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông 1 (Trang 28)