Chỉ đạo thực hiện kế hoạch hoạt động giáo dục đạo đức

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức học sinh ở các trường tiểu học thành phố tuy hòa tỉnh phú yên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông 1 (Trang 34 - 35)

8. Cấu trúc luận văn

1.3.3. Chỉ đạo thực hiện kế hoạch hoạt động giáo dục đạo đức

Chỉ đạo là chỉ huy, ra lệnh cho các bộ phận trong nhà trường thực hiện những nhiệm vụ để bảo đảm việc giáo dục đạo đức diễn ra đúng hướng, đúng kế hoạch, tập

hợp và phối hợp các lực lượng giáo dục sao cho đạt hiệu quả. Chức năng chỉ đạo trong quản lý hoạt động giáo dục đạo đức là cơ sở để phát huy các động lực cho việc thực hiện các mục tiêu quản lý hoạt động giáo dục và góp phần tạo nên chất lượng, hiệu quả cao cho các hoạt động này. Chỉ đạo có vai trò cùng với chức năng tổ chức để hiện thực hóa mục tiêu của hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh.

Để chắc chắn việc thực hiện kế hoạch giáo dục đạo đức cho học sinh trong nhà trường được hiệu quả, đáp ứng mục tiêu, nguyên tắc, nội dung, phương pháp và hình thức của hoạt động giáo dục, Hiệu trưởng cần thực hiện một số biện pháp như:

Chỉ đạo họp giao ban định kỳ các lực lượng đã được phân công nhằm: Tổng kết, rút kinh nghiệm việc tổ chức các hoạt động giáo dục đã làm; đôn đốc, quan tâm,

theo dõi, giám sát việc thực hiện kế hoạch giáo dục đạo đức từng học kì, hàng tháng, hàng tuần; chỉ đạo việc tổ chức tuyên truyền cho đội ngũ cán bộ giáo viên nhà trường, cho cha m học sinh để làm cho các đối tượng nhận thức đúng đắn về vai trò,

nhiệm vụ của các hoạt động giáo dục đạo đức đối với sự hình thành và phát triển nhân cách học sinh, từ đó họ tự giác tham gia tổ chức hoạt động giáo dục đạo đức và hỗ trợ nhà trường tổ chức hoạt động này; đảm bảo, thống nhất các nguyên tắc, hình thức và phương pháp giáo dục đạo đức; chỉ đạo tổ chức huấn luyện, dưỡng cho giáo viên nội dung, phương pháp giáo dục, kỹ năng phục vụ hoạt động giáo dục đạo đức.

Chỉ đạo hoạt động của khối chủ nhiệm, giáo viên chủ nhiệm: Hiệu trưởng chỉ đạo giáo viên triển khai kế hoạch theo chủ đề giáo dục đạo đức hàng tháng của toàn trường; từng khối bộ môn trao đổi thống nhất mức độ nội dung, hình thức hoạt động nhằm làm cho hoạt động giáo dục phù hợp tâm sinh lý lứa tuổi, đáp ứng nhu cầu nguyện vọng của học sinh. Trên cơ sở đó, giáo viên chủ nhiệm tổ chức các hoạt động giáo dục đạo đức phù hợp với học sinh khối lớp chủ nhiệm.

Hiệu trưởng chỉ đạo các tổ bộ môn, giáo viên bộ môn thực hiện lồng ghép, tích hợp hoạt động giáo dục đạo đức vào các môn học và tham gia các hoạt động giáo dục đạo đức học sinh.

Hiệu trưởng chỉ đạo hoạt động của tổ chức Đội: đặt ra yêu cầu, mục tiêu, định hướng các chương trình hoạt động trọng tâm của hoạt động Đội nhằm giáo dục đạo đức học sinh; đề ra các mục tiêu, nhiệm vụ, chỉ đạo lựa chọn các chủ đề hoạt động sinh hoạt dưới cờ.

Hiệu trưởng chủ động liên hệ, tư vấn, phối hợp các lực lượng trong hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh.Hiệu trưởng quan tâm, theo dõi, động viên, hướng dẫn, tư vấn giải pháp giáo dục học sinh chưa ngoan và vấn đề tự r n luyện của học sinh.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức học sinh ở các trường tiểu học thành phố tuy hòa tỉnh phú yên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông 1 (Trang 34 - 35)