Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch hoạt động giáo dục đạo đức

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức học sinh ở các trường tiểu học thành phố tuy hòa tỉnh phú yên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông 1 (Trang 35 - 37)

8. Cấu trúc luận văn

1.3.4. Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch hoạt động giáo dục đạo đức

Kiểm tra là một trong các chức năng của người làm quản lý, không phân biệt họ làm việc ở cấp nào trong bộ máy quản lý nói chung và trong bộ máy QL trường học

nói riêng. Kiểm tra là chức năng cuối cùng của một quá trình quản lý đồng thời chuẩn bị cho một quá trình quản lý tiếp theo.

Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch hoạt động giáo dục đạo đức gắn liền với công việc của cán bộ quản lý, giáo viên ở trường phổ thông và thông thường theo một số hướng chủ yếu sau đây:

- Kiểm tra để theo dõi để cho hoạt động giáo dục đạo đức phù hợp với nhiệm vụ, mục tiêu giáo dục của nhà trường và sự phân công của cấp trên.

- Kiểm tra để quan sát, bảo đảm nhiệm vụ được giao có đủ điều kiện thực hiện, phù hợp với thực tế hay không.

- Kiểm tra để hướng dẫn và điều chỉnh hoạt động giáo dục đạo đức kịp thời nhằm tăng hiệu quả công việc của từng bộ phận trong nhà trường.

- Kiểm tra kết quả cuối cùng, đánh giá hiệu quả thực tế của hoạt động giáo dục đạo đức theo kế hoạch đặt ra.

Về mặt quản lý chung, kiểm tra hướng tới việc xem xét tính hợp lý hay không hợp lý của một chương trình công tác đã vạch ra, khả năng thực hiện trong thực tế. Ở nhà trường phổ thông, hoạt động kiểm tra sẽ hướng tới các tiêu chuẩn, các định mức nêu ra cho các loại công việc, các phương tiện được sử dụng, nguồn tài chính, con người,…

Theo quan điểm hệ thống, cơ sở của kiểm tra là sự kết hợp chặt chẽ giữa các nhân tố khác nhau trong cùng một công việc. Để kiểm tra, người quản lý cần phải xây dựng các tiêu chuẩn, cần đo lượng công việc và cuối cùng đều phải có sự điều chỉnh các tiêu chuẩn cho phù hợp với nhiệm vụ, kế hoạch đặt ra. Quá trình đó diễn ra mọi nơi và cho mọi đối tượng. Do vậy, các nhà quản lý còn gọi kiểm tra là một hệ thống liên hệ ngược. Nó được hiểu như một hệ thống phản hồi có mối liên hệ chặt chẽ đến các chức năng còn lại trong quản lý .

Trong quản lý hoạt động GDĐĐ cho học sinh, công tác kiểm tra có thể hiểu là hoạt động nghiệp vụ quản lý của người cán bộ quản lý nhằm điều tra, theo dõi, kiểm soát, phát hiện, xem xét sự diễn biến và đánh giá kết quả các hoạt động giáo dục đó có phù hợp với mục tiêu, kế hoạch, chuẩn mực, quy định đề ra hay không. Qua đó, kịp thời động viên mặt tốt, điều chỉnh, uốn nắn những mặt chưa đạt chuẩn nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động giáo dục đạo đức trong nhà trường.

Hiệu trưởng có thể tiến hành kiểm tra định kỳ, thường xuyên, đột xuất, trực tiếp, hoặc gián tiếp để giúp học sinh hiểu rõ hơn về những hoạt động của mình,

khẳng định được mình, từ đó hoạt động tích cực hơn, tự giác hơn, biết tự điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với yêu cầu chung của xã hội.

Một số hoạt động nhằm kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch giáo dục đạo đức cho học sinh ở nhà trường:

- Sơ kết, tổng kết, đánh giá rút kinh nghiệm việc thực hiện kế hoạch học kì, tháng, tuần.

- Kiểm tra đánh giá giáo viên sau khi tập huấn, bồi dưỡng.

- Kiểm tra, đánh giá hiệu quả sử dụng thiết bị hỗ trợ hoạt động giáo dục đạo đức.

- Đánh giá hoạt động giáo viên chủ nhiệm qua kế hoạch, sổ sách, dự giờ.

- Dự giờ giáo viên bộ môn để đánh giá việc thực hiện lồng ghép giáo dục đạo đức trong dạy học.

- Tham gia nhận xét, góp ý, rút kinh nghiệm thực hiện phối hợp các lực lượng giáo dục.

- Kiểm tra, đánh giá thông qua báo cáo, kiểm tra thực tế, kết quả đạt được của Đoàn, Đội và thông qua nhận xét, đánh giá của cấp trên.

- Kiểm tra, giám sát, đánh giá, thảo luận rút kinh nghiệm hoạt động giáo dục học sinh chưa ngoan.

- Tuyên dương, khen thưởng những tập thể, cá nhân thực hiện tốt hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh.

- Nhắc nhở, kiểm điểm những cá nhân chưa thực hiện tốt hoạt động này.

1.4. Yếu tố tác động đến công tác quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học trong bối cảnh đổi mới giáo dục phổ thông

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức học sinh ở các trường tiểu học thành phố tuy hòa tỉnh phú yên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông 1 (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)