8. Cấu trúc luận văn
3.2.1. Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học
học phù hợp với chương trình giáo dục phổ thông năm 2018
3.2.1.1. Mục tiêu
Quản lý xây dựng kế hoạch giáo dục đạo đức cho học sinh một cách đa dạng, mới m , phù hợp với chương trình đổi mới giáo dục phổ thông nhằm bảo đảm nội dung kế hoạch giáo dục đạo đức cho HS tiểu học (bao gồm: mục tiêu, các nhiệm vụ và chỉ tiêu cơ bản, các biện pháp quản lý) phản ánh được mục tiêu, nhiệm vụ giáo dục đạo đức quy định theo Điều lệ Trường tiểu họcvà Chương trình GDPT 2018 cấp tiểu học.
Việc quản lý xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục đạo đức cho HS tiểu học có vai trò rất quan trọng. Kế hoạch hoạt động giáo dục đạo đức cho HS được xem là kim chỉ nam giúp cho hoạt động quản lý giáo dục đạo đức của Hiệu trưởng và hoạt động giáo dục đạo đức cho HS của nhà trường được vận hành thông suốt, hiệu quả, đạt mục tiêu giáo dục đạo đức cho HS tiểu học đã đề ra. Vì vậy, trong công tác quản
lý, Hiệu trưởng cần quan tâm đúng mức việc chỉ đạo biện pháp quản lý này.
3.2.1.2. Nội dung
Quản lý việc xây dựng kế hoạch giáo dục đạo đức cho HS tiểu học bao gồm các nội dung:
- Chỉ đạo việc nâng cao nhận thức cho CBGVNV về tầm quan trọng của giáo dục đạo đức cho HS và xây dựng kế hoạch giáo dục đạo đức cho HS tiểu học góp
phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện HS ở Trường tiểu học đáp ứng yêu cầu Chương trình GDPT 2018.
- Việc chỉ đạo xây dựng kế hoạch giáo dục đạo đức cho HS phải tuân thủ các nguyên tắc (bảo đảm tính khoa học, tính pháp lý và thông lệ xã hội, dân chủ tập trung, tính thực tiễn và khả thi), phù hợp với nguồn lực của nhà trường và huy động nguồn lực xã hội hóa giáo dục địa phương.
- Quản lý xây dựng kế hoạch giáo dục đạo đức cho HS phải bảo đảm nội dung kế hoạch giáo dục đạo đức cho học sinh về: mục tiêu, nội dung và các yêu cầu giáo dục đạo đức, các nhiệm vụ và biện pháp (hình thức, phương pháp giáo dục đạo đức HS tiểu học và các biện pháp đồng bộ quan trọng liên quan), tổ chức thực hiện. Đối với các biện pháp thực hiện giáo dục đạo đức, chú trọng đa dạng hóa các hình thức giáo dục đạo đức thông qua hoạt động hoạt động trải nghiệm. Biện pháp này cần được tổ chức bằng nhiều hình thức phong phú, sinh động phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý HS tiểu học và với tình hình đặc điểm của nhà trường, địa phương.
- Kế hoạch giáo dục đạo đức cho HS được cụ thể hóa thành chương trình hành động thực hiện các nhiệm vụ giáo dục đạo đức cho HS. Chương trình hành động cần xác định chi tiết, cụ thể, rõ ràng các mục tiêu, nội dung giáo dục đạo đức, hình thức và phương pháp giáo dục đạo đức cho HS, thời gian và địa điểm, phân công người phụ trách và sản phẩm, kết quả dự kiến.
3.2.1.3. Cách thực hiện
- Chỉ đạo thành lập tiểu ban giáo dục đạo đức cho HS tiểu học cấp trường,
thành phần gồm Hiệu trưởng hoặc Phó Hiệu trưởng (Trưởng tiểu ban) và các thành viên: Đại diện các đoàn thể, tổ trưởng tổ chuyên môn và văn phòng, GV chủ nhiệm và GV cốt cán bộ môn, đại diện Hội cha m học sinh). Tiểu ban này phụ trách việc xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục đạo đức cho học sinh.
- Chỉ đạo nghiên cứu quán triệt (các văn bản chỉ đạo của Bộ GD&ĐT và
hướng dẫn của Sở, Phòng GD&ĐT liên quan đến hoạt động giáo dục đạo đức HS tiểu học; Kế hoạch giáo dục năm học của nhà trường; Thực trạng giáo dục đạo đức cho HS của nhà trường; Đặc điểm tình hình kinh tế - xã hội của địa phương) cho tiểu ban giáo dục đạo đức cho HS.
- Hiệu trưởng giám sát việc triển khai quy trình xây dựng kế hoạch giáo dục đạo đức cho HS, kịp thời hỗ trợ, tư vấn giúp hoàn chỉnh dự thảo kế hoạch giáo dục đạo đức cho HS trong năm học; tổ chức xét duyệt dự thảo, chỉ đạo hoàn thiện kế hoạch giáo dục đạo đức cho HS; kýban hành và tổ chức thực hiện.
toàn thể CBGVNV nhà trường, tiểu ban giáo dục đạo đức, mời đại diện cha m HS các khối lớp và đại diện chính quyền, đoàn thể địa phương) đầu năm học để triển khai kế hoạch giáo dục đạo đức cho HS bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ giữa các lực lượng giáo dục trong nhà trường và lực lượng giáo dục xã hội.
3.2.1.4. Điều kiện thực hiện
Hiệu trưởng chỉ đạo Tiểu ban GDĐĐ xây dựng kế hoạch GDĐĐ phải bám sát Chương trình GDPT năm 2018, bảo đảm tính khả thi, tuân theo trình tự các bước tiến hành, tránh chồng chéo.
Các đơn vị trong nhà trường phải phối hợp với Tiểu ban GDĐĐ trong xây dựngkế hoạch GDĐĐ; nghiêm chỉnh thực hiện chức năng nhiệm vụ được giao. Đảm bảo Đoàn thanh niên và Tiểu ban GDĐĐ phối hợp nhịp nhàng, hợp lý, hiệu quả trong xây dựng và thực hiện kế hoạch GDĐĐ cho học sinh.