Mục tiêu quản lí, nguyên tắc quản lý phương tiện giáo dục ở trường mầm

Một phần của tài liệu Quản lý phương tiện giáo dục ở các trường mầm non huyện thới bình, tỉnh cà mau đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục 1 (Trang 30 - 33)

9. Cấu trúc của luận văn

1.4.1. Mục tiêu quản lí, nguyên tắc quản lý phương tiện giáo dục ở trường mầm

Mỗi loại PTGD đặc biệt là phương tiện nhe nhìn (máy móc, thiết bị, phần mềm) đều có hướng dẫn sử dụng riêng, cần tuân thủ hướng dẫn khi sử dụng và không sử dụng vượt quá tần suất, cường độ cho phép. Sử dụng, bảo quản PTGD không đúng cách ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng PTGD. Do vậy việc bảo quản PTGD chặt chẽ, hợp lý và khoa học là rất cần thiết. PTGD cần được bố trí hợp lý, đúng yêu cầu kỹ thuật, dễ tìm thấy; kịp thời phát hiện và sữa chữa hư hỏng; có phương án phòng ngừa thiên tai, hỏa hoạn, mối mọt,…; nhà trường cần vệ sinh, bảo trì thường xuyên và định kỳ. PTGD được bảo quản tốt sẽ góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng, tăng tuổi thọ của PTGD, tiết kiệm được ngân sách của nhà trường.

1.4. Quản lý phương tiện giáo dục ở trường mầm non

1.4.1. Mục tiêu quản lí, nguyên tắc quản lý phương tiện giáo dục ở trường mầm non trường mầm non

1.4.1.1. Mục tiêu quản lí phương tiện giáo dục ở trường mầm non

Mục tiêu quản lí phương tiện giáo dục ở trường mầm non, người quản lý cần tập trung vào các mục tiêu sau:

- Xây dựng hệ thống PTGD đáp ứng các yêu cầu cho dạy học và giáo dục trong nhà trường.

- Sử dụng PTGD đạt hiệu quả cao, huy động tối đa cơ sở vật chất của nhà trường phục vụ công tác giáo dục trong nhà trường để đạt được các mục tiêu giáo dục đã đặt ra.

- Quản lí tốt PTGD nhà trường là bảo quản hệ thống CSVC, kĩ thuật theo đúng các quy định của Nhà nước. Đồng thời tạo ra sự thống nhất giữa đòi hỏi về chất lượng giáo dục với những điều kiện cần thiết cho việc hiện thực hóa những đòi hỏi đó [ 24, tr.25].

1.4.1.2. Nguyên tắc quản lý phương tiện giáo dục ở trường mầm non

Quản lý phương tiện giáo dục ở trường mầm non đòi hỏi phải tuân thủ các nguyên tắc sau:

a) Nguyên tắc bảo đảm tính mục đích của quản lý PTGD

Việc sử dụng bất kỳ PTGD nào cũng phải xác định được mục đích của PTGD đó theo chương trình giáo dục. Nếu PTGD không có nhiệm vụ rõ ràng đối với bài học và không phù hợp với chương trình giáo dục thì không nên sử dụng

vì sẽ dẫn đến hậu quả tiêu cực về mặt sư phạm.

Quản lý PTGD là một trong những nội dung và nhiệm vụ quan trọng của công tác quản lý nhà trường. Quản lý PTGD nhằm mục đích nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục, góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý nhà trường.

b) Nguyên tắc bảo đảm tính hành chính và chuyên môn trong quản lý PTGD

Quản lý PTGD phải đảm bảo sự kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa công tác quản lý hành chính và chuyên môn. Kế hoạch và nội dung quản lý chuyên môn phải đồng bộ và phù hợp với quản lý hành chính. Đồng thời, kế hoạch và nội dung quản lý hành chính phải phục vụ tốt nhất cho hoạt động đào tạo. Việc trang bị, sử dụng, tu bổ và bảo quản PTGD phải tuân thủ các thủ tục quản lý hành chính.

c) Nguyên tắc bảo đảm tính khoa học và thực tiễn trong quản lý PTGD

Nguyên tắc này đòi hỏi việc trang bị, sử dụng PTGD phải xuất phát từ yêu cầu của nội dung, chương trình, phương pháp dạy học và phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường, địa phương.

Các điều kiện nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực) phải được bố trí tối ưu sao cho việc trang bị, sử dụng, tu bổ và bảo quản PTGD đạt hiệu quả cao nhất.

d) Nguyên tắc bảo đảm đầy đủ và đồng bộ trong quản lý PTGD

Quản lý PTGD phải hướng đến yêu cầu bảo đảm PTGD của nhà trường ngày càng đầy đủ, đồng bộ về số lượng, chủng loại. Việc trang bị đầy đủ và đồng bộ PTGD còn thể hiện yêu cầu đồng bộ với phương thức tổ chức dạy học; giữa chương trình, với điều kiện sử dụng, tu bổ bảo quản và giữa các PTGD với nhau.

e) Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả trong quản lý PTGD

Quản lý PTGD phải bảo đảm thực hiện tốt nội dung, chương trình và PPDH; PTGD được trang bị phù hợp với nội dung chương trình đào tạo, có chất lượng tốt và vận hành thông suốt; Việc sử dụng PTGD phải đúng quy trình, tính năng tác dụng và đúng mục đích; Việc bảo quản PTGD phải thường xuyên, đúng phương pháp và tu bổ, bổ sung kịp thời PTGD cần thiết để phục vụ đào tạo.

g) Nguyên tắc tuân thủ chu trình quản lý

Việc tuân thủ chu trình quản lý sẽ giúp cho hoạt động quản lý của nhà trường đạt được mục tiêu và hiệu quả cao. Chu trình quản lý gồm tuần tự các khâu: kế hoạch hóa; tổ chức thực hiện (dự toán, mua sắm, cung cấp, nghiệm thu;

sử dụng, tu bổ, bảo quản); đồng thời phải thường xuyên kiểm tra - đánh giá để kịp thời có biện pháp xử lý phù hợp nhằm bảo đảm công tác quản lý PTGD đạt được mục tiêu quản lý đề ra [24, tr.25].

1.4.2. Quyền hạn và trách nhiệm của Hiệu trưởng trong quản lí phương tiện giáo dục ở các trường mầm non

Điều 25. Quản lý tài sản, tài chính, tài liệu tại Thông tư 52/2020/TT- BGDĐT ngày 31/12/2020 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Ban hành Điều lệ Trường mầm non, Hiệu trưởng, người đứng đầu nhà trường được giao quản lý tài sản (trong đó có PTGD/PTDH), có các quyền và nghĩa vụ trong công tác quản lý như sau:

1.4.2.1. Quyền hạn của Hiệu trưởng trong quản lý phương tiện giáo dục ở trường mầm non

- Chỉ đạo tổ chức thực hiện việc quản lý, sử dụng PTGD, yêu cầu mọi thành viên nêu cao ý thức, trách nhiệm sử dụng, bảo quản hiệu quả tài sản nhà trường.

- Xử lý các vi phạm về quản lý, sử dụng PTGD nếu có theo quy định của pháp luật.

1.4.2.2. Trách nhiệm của Hiệu trưởng trong quản lý phương tiện giáo dục ở trường mầm non

Theo Điều 25, Quản lý tài sản, tài chính, tài liệu Thông tư 52/2020/TT- BGDĐT ngày 31/12/2020 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Ban hành Điều lệ Trường mầm non, quy định trách nhiệm của Hiệu trưởng:

- Ban hành và tổ chức thực hiện quy chế quản lý, sử dụng PTGD theo thẩm quyền.

- Chấp hành các quy định của Luật quản lý, sử dụng tài sản nhà nước và các quy định khác của pháp luật có liên quan, đảm bảo sử dụng PTGD đúng mục đích, chế độ và hiệu quả, tiết kiệm. Mọi thành viên trong nhà trường, nhà trẻ có trách nhiệm giữ gìn, bảo vệ tài sản nhà trường, nhà trẻ.

- Chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc quản lý, sử dụng tài sản nhà

nước thuộc phạm vi quản lý.

- Việc quản lý thu, chi từ các nguồn tài chính của nhà trường, nhà trẻ thực hiện theo quy định hiện hành của Bộ Tài chính và Bộ Giáo dục và Đào tạo [4].

Một phần của tài liệu Quản lý phương tiện giáo dục ở các trường mầm non huyện thới bình, tỉnh cà mau đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục 1 (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)