Thực trạng quản lý việcsử dụng phương tiện giáo dục ở các trường mầm

Một phần của tài liệu Quản lý phương tiện giáo dục ở các trường mầm non huyện thới bình, tỉnh cà mau đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục 1 (Trang 56 - 58)

9. Cấu trúc của luận văn

2.4.3. Thực trạng quản lý việcsử dụng phương tiện giáo dục ở các trường mầm

trường mầm non huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau

Công tác quản lý việc sử dụng PTGD là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng đảm bảo cho thiết bị hoạt động hiệu quả, từ đó nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.

Thực trạng quản lý việc sử dụng phương tiện giáo dục ở các trường mầm non huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau được phản ánh ở bảng 2.9.

Bảng 2.10. Thực trạng quản lý sử dụng phương tiện giáo dục ở các trường mầm non Nội dung Trung bình Khá Tốt X Thứ bậc SL % SL % SL % Lập kế hoạch sử dụng PTDH 57 39,5 50 34,4 38 26,5 2,83 1 Tổ chức sử dụng PTDH 57 39,4 57 39,3 31 21,3 2,78 2 Chỉ đạo thực hiện việcsử dụng PTDH 58 40,1 56 39,2 31 21,7 2,78 2

Kiểm tra đánh giá

việc sử dụng

PTDH

74 52,2 31 21,7 37 26,1 2,65 4

Tổng cộng 246 37,2 194 36,9 137 25,9 2,76

Kết quả khảo sát ở Bảng 2.10, cho thấy:

Công tác quản lý việc sử dụng PTGD đạt trị trung bình X = 2,76 với tất cả 4 nội dung quản lý đều đạt mức khá; nội dung đạt mức cao nhất là Lập kế hoạch sử dụng PTGD có giá trị trung bình X= 2,83 và thấp nhất là Kiểm tra, đánh giá việc sử dụng PTGD có giá trị trung bình X=2,65.

Công tác lập kế hoạch sử dụng PTGD, các đơn vị đã chấp hành khá tốt chỉ đạo của lãnh đạo nhà trường, tuy nhiên vẫn còn một số bộ phận thực hiện công tác này chưa tốt, trang thiết bị mua về nhưng lại không có kế hoạch sử dụng gây lãnh phí.

Mặt khác, nhân sự sử dụng PTGD chưa được đào tạo về kỹ năng sử dụng thiết bị cũng là một vấn đề ảnh hưởng hiệu quả sử dụng của thiết bị. Điều đó đòi hỏi, trong thời gian tới Hiệu trưởng các trường MN cần quan tâm chỉ đạo và thực hiện tốt hơn nữa chức năng quản lý việc sử dụng PTGD nhằm đáp ứng việc nâng cao chất lượng giáo dục trẻ MN.

Việc tổ chức, chỉ đạo thực hiện và kiểm tra, đánh giá việc sử dụng thiết bị

được đánh giá ở mức độ khá nhưng qua phỏng vấn ở câu hỏi số 1- phụ lục 2, cho

thấy: có hơn 70% ý kiến phỏng vấn cho rằng: “ hoạt động tổ chức, chỉ đạo thực hiện và kiểm tra, đánh giá việc sử dụng thiết bị của các trường MN huyện Bình Thới chỉ ở mức độ trung bình”.

Tìm hiểu nguyên nhân của hoạt động QL này, đã được xác định qua kết quả phỏng vấn: Nguyên nhân chủ yếu là do một số lãnh đạo ít quan tâm đến việc chỉ đạo công tác sử dụng thiết bị sao cho hiệu quả, chưa đề xuất tập huấn cho những nhân viên quản lý thiết bị và giáo viên.

Một phần của tài liệu Quản lý phương tiện giáo dục ở các trường mầm non huyện thới bình, tỉnh cà mau đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục 1 (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)