Quản lý nâng cao hiệu quả sử dụng phương tiện giáo dục thông qua bồ

Một phần của tài liệu Quản lý phương tiện giáo dục ở các trường mầm non huyện thới bình, tỉnh cà mau đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục 1 (Trang 73 - 75)

9. Cấu trúc của luận văn

3.2.3. Quản lý nâng cao hiệu quả sử dụng phương tiện giáo dục thông qua bồ

qua bồi dưỡng, tập huấn cho đội ngũ giáo viên ở các trường mầm non

3.2.3.1. Mục tiêu

Quản lý việc sử dụng PTGD có hiệu quả nhằm đảm bảo PTGD được sử dụng đúng quy trình, thao tác kỹ thuật, tính năng tác dụng và đúng mục đích, hiệu quả cả về mặt kinh tế (tiết kiệm, sử dụng lâu bền) và về mặt sư phạm (phù hợp nội dung kiến thức, góp phần tích cực trong nâng cao chất lượng giáo dục).

Quản lý việc sử dụng PTGD có hiệu quả sẽ góp phần nâng cao kỹ năng bảo quản, khai thác, sử dụng PTGD CB,GV,NV của nhà trường, từ đó góp phần bồi dưỡng, tập huấn cho đội ngũ giáo viên ở các trường mầm non.

3.2.3.2. Nội dung

Động viên, khuyến khích, tuyên truyền để GV thấy công tác tự bồi dưỡng ứng dụng CNTT vào giảng dạy, giáo dục cho trẻ là vấn đề mang tính chiến lược lâu dài. Đây là công việc phải làm thường xuyên, liên tục, đáp ứng yêu cầu đổi mới của GDMN. Mặt khác, công tác tự bồi dưỡng còn mang tính cấp bách giúp cho GV thuận lợi khi thực hiện chương trình GDMN hiện nay.

Tập huấn, bồi dưỡng cho GV, NV về tính năng tác dụng, quy trình khai thác sử dụng và bảo quản từng loại thiết bị, máy móc hiện có của nhà trường. Phát động phong trào thi đua về công tác quản lý, khai thác sử dụng PTGD. Gắn việc bồi dưỡng nâng cao trình độ về quản lý, sử dụng PTGD với hoạt động

chuyên môn của các tổ chuyên môn.

Bố trí các PTGD nghe-nhìn phù hợp, tạo điều kiện cho GV và trẻ sử dụng thuận lợi. Ngoài ra, CBQL cần phải quan tâm mức độ an toàn, thuận tiện,...Trong điều kiện chưa có phòng chức năng, có thể phân phối các máy vi tính cho các lớp cho trẻ khám phá, trải nghiệm.

3.2.3.3. Cách tiến hành

CBQL cần lựa chọn GV có đủ năng lực quản lý, sử dụng PTGD hoặc mời GV thỉnh giảng tập huấn cho GV,NV về cách sử dụng các PTGD hiện đại, tập huấn về kiến thức, kỹ năng tin học, ứng dụng các phần mềm trong việc giảng dạy cho trẻ MN.

Phân công GV có năng lực, có tinh thần trách nhiệm, có trình độ chuyên môn phù hợp với yêu cầu, phụ trách công tác PTGD; đồng thời tạo điều kiện để GV đó được tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng về nghiệp vụ công tác PTGD.

Thường xuyên khuyến khích GV cùng với trẻ MN tạo ra các sản phẩm đồ dùng, đồ chơi dưới dạng mô phỏng các trò chơi từ phần mềm. Thành lập “đôi bạn cùng tiến” giúp GV hỗ trợ, giúp đỡ nhau nâng cao kỹ năng sử dụng máy vi tính, tạo điều kiện cho GV có cơ hội học nhóm, cùng nhau trao đổi thảo luận, thực hành trên máy. Bên cạnh đó, GV còn giúp đỡ lẫn nhau trong công tác chuyên môn góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy.

Hiệu trưởng kiểm tra phân loại về trình độ và kỹ năng khai thác sử dụng PTGD của GV, từ đó lập kế hoạch bồi dưỡng, tập huấn phù hợp. Bồi dưỡng qua các buổi sinh hoạt chuyên môn, chuyên đề do nhà trường tổ chức: Qua buổi sinh hoạt chuyên môn Phó hiệu trưởng chuyên môn hoặc tổ trưởng tổ chuyên môn đưa ra chủ để GV cùng thảo luận về ứng dụng phần mềm CNTT trong dạy trẻ.

Phát động GV viết sáng kiến kinh nghiệm về ứ ng dụng CNTT trong dạy trẻ: Trong những năm qua, phong trào thi đua viết sáng kiến kinh nghiệm đã được phát động khá sâu rộng trong các trường MN. Trong giai đoạn hiện nay, việc phát động và ứng dụng sáng kiến kinh nghiệm ứng dụng CNTT hết sức cần thiết và mang lại hiệu quả thiết thực.

Nâng cao kỹ năng sử dụng ứng dụng PowerPoint trong thiết kế bài giảng điện tử: Trong giảng dạy thời đại 4.0, việc thiết kế bài giảng PowerPoint phù hợp với nội dung, mục đích giảng dạy là một phần quan trọng giúp bài giảng đạt

hiệu quả tốt nhất. Vì vậy, cần bồi dưỡng cho GV sử dụng một số kỹ năng như: cách trình bày nội dung, thêm/xóa/thay đổi hình thức/di chuyển vị trí các Slide, định dạng nội dung trong Slide, minh họa, bố cục, màu sắc, các thao tác chèn âm thanh, video, liên kết Slide,…

Tổ chức bồi dưỡng thường xuyên, định kỳ về phương pháp quản lý, sử dụng, bảo quản PTGD nhằm giúp cho đội ngũ GV có nghiệp vụ quản lý, trao đổi, tiếp xúc, làm quen với các thao tác quản lý và bảo quản PTGD.

3.2.3.4. Điều kiện thực hiện

- Đảm bảo chế độ chính sách cho GV tập huấn, bồi dưỡng.

- Đảm bảo trang bị các phần mềm phù hợp cho trẻ sử dụng như Kidsmart, Happy Kids,...

- Đảm bảo tạo điều kiện cho GV thực hành nhiều hơn.

- Nhà trường có chính sách khen thưởng, động viên GV phù hợp.

Một phần của tài liệu Quản lý phương tiện giáo dục ở các trường mầm non huyện thới bình, tỉnh cà mau đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục 1 (Trang 73 - 75)