9. Cấu trúc của luận văn
3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp
Các biện pháp quản lý phương tiện giáo dục ở các trường MN huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau được xây dựng trên cơ sở vận dụng các nguyên tắc, cơ sở lý luận và thực trạng quản lý phương tiện giáo dục ở các trường MN huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau.
Mỗi biện pháp đều có mục tiêu của từng biện pháp quản lý, nội dung và cách thực hiện từng biện pháp. Các biện pháp tuy độc lập nhưng không tách rời nhau, liên hệ chặt chẽ với nhau, bổ sung cho nhau, có tác động qua lại trong mối quan hệ hữu cơ chặt chẽ với nhau.
Các biện pháp sẽ phát huy tác dụng góp phần quan trọng nâng cao chất lượng, hiệu quả quản lý PTGD nếu CBQL nhà trường vận dụng các biện pháp này một cách linh hoạt, sáng tạo trong tất cả các khâu của quá trình quản lý.
Kết quả vận dụng các biện pháp quản lý phương tiện giáo dục ở các trường MN huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau sẽ giúp cho công tác xây dựng kế hoạch trang bị, mua sắm PTGD phù hợp yêu cầu của nhà trường; PTGD được sử dụng đúng mục đích, đạt hiệu quả cao, công năng và tần suất sử dụng tối đa; công tác bảo quản, bảo dưỡng, sửa chữa, thanh lý đúng quy định.
Sơ đồ 3.1. Mối quan hệ giữa các biện pháp quản lý phương tiện giáo dục ở các trường MN huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau
Chú thích:
Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của phương tiện giáo dục và công tác quản lý phương tiện giáo dục ở các trường mầm non.
Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch, mua sắm, trang bị phương tiện giáo dục ở các trường mầm non.
Biện pháp 3: Quản lý nâng cao hiệu quả sử dụng phương tiện giáo dục thông qua bồi dưỡng, tập huấn cho đội ngũ giáo viên ở các trường mầm non.
Biện pháp 4: Tăng cường quản lý việc bảo quản, bảo dưỡng và sửa chữa phương tiện giáo dục ở các trường mầm non.
Biện pháp 5: Quản lý việc kiểm tra, kiểm kê, thanh lý phương tiện giáo dục ở các trường mầm non.