9. Cấu trúc của luận văn
2.4.4. Thực trạng quản lý công tác bảo quản, sửa chữa phương tiện giáo dục ở
giáo dục ở các trường mầm non huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau
Bảo quản, sửa chữa PTGD ở trường MN cần được chú trọng và quan tâm nhiều hơn nữa vì đây là những trang thiết bị cần thiết cho giáo dục trẻ và phải đầu tư kinh phí mới có được, vì vậy lãnh đạo nhà trường thường xuyên chỉ đạo các đơn vị, cá nhân quán triệt ý thức bảo vệ tài sản công, giữ gìn PTGD tại đơn vị mình, quản lý một cách hiệu quả và an toàn.
Việc lập kế hoạch bảo quản PTGD cũng có vị trí rất lớn trong công tác quản lý cơ sở vật chất nhà trường, nếu kế hoạch bảo quản không được cụ thể, chi tiết thì việc bảo quản không được thường xuyên, kết quả bảo quản, bảo dưỡng thấp dẫn đến tình trạng PTGD hư hỏng, nhanh xuống cấp.
Để có thể đánh giá khách quan thực trạng về công tác quản lý việc bảo quản, sửa chữa PTGD ở các trường MN huyện Thới Bình, tác giả tiến hành khảo sát ý kiến của cán bộ quản lý, giáo viên của trường, kết quả được trình bày ở bảng 2.11 như sau:
Bảng 2.11. Thực trạng quản lý công tác bảo quản, sửa chữa phương tiện giáo dục ở các trường mầm non Nội dung Yếu Trung bình Khá Tốt X Thứ bậc SL % SL % SL % SL % Lập kế hoạch bảo
quản, sửa chữa
PTGD
13 8,7 62 42,8 45 31 25 17,2 2,57 2
Tổ chức bảo quản,
sửa chữa PTGD 15 10,3 67 46,3 43 30,4 18 13,0 2,47 4
Chỉ đạo thực hiện việc bảo quản, sửa chữa PTGD
13 8,7 50 34,4 53 36,5 29 20 2,64 1
Kiểm tra đánh giá việc bảo quản, sửa chữa PTGD
13 8,7 62 42,8 45 31 25 17,2 2,57 2
Tổng cộng 54 9,1 241 41,9 186 32,0 97 18,5 2,56
Từ kết quả đánh giá ở Bảng 2.11, cho thấy:
Công tác quản lý bảo quản, sửa chữa PTGD đạt ở mức khá, có giá trị trung bình X = 2,56 với nội dung được đánh giá cao nhất là chỉ đạo thực hiện việc bảo quản, sửa chữa PTGD có giá trị trung bình X= 2,64 và thấp nhất là tổ chức bảo quản, sửa chữa PTDGD có giá trị trung bình X=2,47.
Thực tế cho thấy việc xây dựng các kế hoạch bảo quản PTGD ở một số bộ phận trong nhà trường phần lớn còn mang tính hình thức, chưa chú trọng, chưa kịp thời đề suất sửa chữa thiết bị hư hỏng, thể hiện qua tỷ lệ yếu là 9,1% và 41,9% đánh giá ở mức trung bình.
Và cũng bằng phương pháp phỏng vấn ở câu hỏi số 3- phụ lục 2, kết quả
cho thấy có khoảng hơn 85% ý kiến được phỏng vấn cho rằng: Kết quả của hoạt
động này của Hiệu trưởng nhà trường khá tương đồng trong đánh giá bằng
Từ đó, cho thấy công tác chỉ đạo triển khai thực hiện các kế hoạch bảo quản chưa kịp thời và hiệu quả quản lý việc bảo quản còn thấp.