Thực trạng sử dụng phương tiện giáo dục ở các trường mầm non huyện

Một phần của tài liệu Quản lý phương tiện giáo dục ở các trường mầm non huyện thới bình, tỉnh cà mau đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục 1 (Trang 49 - 51)

9. Cấu trúc của luận văn

2.3.4. Thực trạng sử dụng phương tiện giáo dục ở các trường mầm non huyện

huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau

Thực trạng sử dụng phương tiện giáo dục ở các trường mầm non huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau được xem xét trên 2 khía cạnh sau:

- Về thực trạng mức độ sử dụng PTGD - Về thực trạng hiệu quả sử dụng PTGD

2.3.4.1. Về thực trạng mức độ sử dụng PTGD

Để đánh giá một cách khách quan tần suất sử dụng PTGD của GV tại các trường MN huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau, tác giả đã thu thập ý kiến của từ 145

CBQL, GV của các trường MN trong diện khảo sát.

Kết quả về thực trạng mức độ sử dụng PTGD được thống kê ở bảng 2.5

dưới đây:

Bảng 2.5. Thực trạng mức độ sử dụng phương tiện giáo dục ở các trường mầm non Các mức độ Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 X SL % SL % SL % SL % CBQL,GV 4 2,1 26 18,6 79 53,8 36 25,5 3,03

Rất thường xuyên; 3. Thường xuyên; 2.Thỉnh thoảng; 1. Không sử dụng)

Số liệu thống kê ở Bảng 2.5, cho thấy tần suất sử dụng PTGD ở các trường MN huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau đạt ở mức thường xuyên, X=3,03 với 79 người chọn thường xuyên (tỉ lệ 53,8%), 36 người chọn rất thường xuyên (tỉ lệ 25,5%), 26 người chọn thỉnh thoảng (tỉ lệ 22,1%) và chỉ có 3 người chọn không sử dụng với tỉ lệ 2,1%.

Như vậy còn khoảng 20,7% GV chưa sử dụng PTGD thường xuyên và sử dụng thỉnh thoảng trong quá trình giáo dục trẻ.

Điều này đặt ra cho công tác QL là phải chú ý đến tần suất sử dụng của các chủng loại PTGD trong giáo dục MN để đảm bảo được chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ.

2.3.3.2.Về thực trạng hiệu quả sử dụng PTGD

Khảo sát về thực trạng hiệu quả sử dụng PTGD ở các trường MN, kết quả phản ánh ở bảng 2.6.

Bảng 2.6. Thực trạng hiệu quả sử dụng phương tiện giáo dục ở các trường mầm non Các mức độ Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 X SL % SL % SL % SL % CBQL,GV 1 0,7 23 15,9 86 59,3 35 24,1 3,07

Khảo sát về thực trạng hiệu quả sử dụng PTGD ở các trường MN, kết quả phản ánh ở bảng 2.6.

Từ bảng 2.6, cho thấy: có 35 người với tỷ lệ 24,1% chọn rất hiệu quả; 86 người (59,2%) chọn hiệu quả; 23 người (15,9%) chọn ít hiệu quả và chỉ có 1 người (0,7%) chọn không hiệu quả.

Như vậy, còn 16,6% người chọn mức độ hiệu quả sử dụng PTGD ở các trường MN ít hiệu quả và không hiệu quả. Như vậy về mặt nhận thức của đội ngũ GVMN ở một số trường MN huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau cần được các cấp QLGD quan tâm.

Một phần của tài liệu Quản lý phương tiện giáo dục ở các trường mầm non huyện thới bình, tỉnh cà mau đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục 1 (Trang 49 - 51)