9. Cấu trúc của luận văn
2.6.2. Hạn chế và nguyên nhân
2.6.2.1. Hạn chế
Quản lý PTGD là một trong những nội dung quan trọng trong công tác quản lý của Hiệu trưởng. Trong thời gian qua, do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, việc chỉ đạo và quản lý PTGD của các trường còn nhiều hạn chế như sau:
- Trước hết, một bộ phận CBQL, GV chưa nhận thức đúng, xem nhẹ tầm quan trọng của PTGD trước yêu cầu đổi mới GDMN hiện nay.
- Phương tiện giáo dục còn thiếu về chủng loại và số lượng theo yêu cầu đổi mới giáo dục MN.
- Công tác lập kế hoạch mua sắm, trang bị PTGD của nhà trường chưa khoa học, chưa kịp thời, chưa tham mưu tốt cho các cấp QL.
- Công tác chỉ đạo và tổ chức thực hiện các hoạt động quản lý PTGD ở các trường mầm non huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau nhìn chung chỉ đạt ở mức khá. Có yếu tố đạt mức trung bình.
- Viêc chỉ đạo khai thác sử dụng PTGD cho đội ngũ GVMN còn hạn chế. Việc khai thác sử dụng trang thiết bị của GV chưa đồng đều, đặc biệt đối với thiết bị ứng dụng CNTT để đổi mới phương pháp dạy học cho trẻ MN.
- Công tác kiểm tra PTGD chưa được thường xuyên. Công tác kiểm kê PTGD tuy được thực hiện định kỳ, nhưng cũng chỉ ở mức độ kiểm đếm số lượng PTGD, chưa có kết hợp kiểm tra đánh giá hiệu quả sử dụng của tài sản, thiết bị, nên hiệu quả chưa cao.
- Chưa có kế hoạch, quy trình cụ thể việc bảo quản tài sản công.
2.6.2.2. Nguyên nhân
Những hạn chế trong công tác quản lý phương tiện giáo dục ở các trường mầm non huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau có những nguyên nhân chính sau:
- Ý thức sử dụng cũng như nhận thức về tầm quan trọng của PTGD của
một số cán bộ và giáo viên còn hạn chế. Qua thực tế tìm hiểu và phỏng vấn trao
đổi với CBQL, chúng tôi nhận thấy rằng hiện nay ở một số trường vẫn còn một
số bộ phận GV chưa thực sự quan tâm đến công tác PTGD.
- Nguồn ngân sách do UBND huyện cấp hàng năm cũng chỉ đủ để chi các hoạt động thường xuyên như lương của CBQL, GV, NV và các hoạt động thường xuyên. Do vậy, nguồn kinh phí đầu tư cho PTGD còn thiếu nhiều.
Tiểu kết Chương 2
Từ cơ sở lý luận đã xác lập ở chương 1, làm nền tảng lý luận để tiến hành chương 2. Ở chương 2, tác giả luận văn giới thiệu về việc tổ chức khảo sát thực trạng quản lý PTGD ở các trường mầm non huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau thông qua phiếu hỏi ý kiến và phỏng vấn CBQL, GV các trường MN.
Nhìn chung PTGD và quản lý PTGD ở các trường mầm non huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau bước đầu đáp ứng được yêu cầu cơ bản về số lượng, chủng loại và chất lượng, tần suất sử dụng khá thường xuyên, hiệu quả sử dụng và bảo quản đạt mức khá.
Bên cạnh những ưu điểm, công tác quản lý phương tiện giáo dục ở các trường mầm non huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau vẫn còn những hạn chế cần có những biện pháp QL khắc phục. Những hạn chế đó là:
- Công tác lập kế hoạch mua sắm, trang bị PTGD của nhà trường chưa khoa học, chưa kịp thời, chưa tham mưu tốt cho các cấp QL;
- Công tác chỉ đạo và tổ chức thực hiện các hoạt động quản lý PTGD ở các trường mầm non chỉ đạt ở mức khá;
- Công tác kiểm kê PTGD cũng chỉ ở mức độ kiểm đếm số lượng PTGD, chưa có kết hợp kiểm tra đánh giá hiệu quả sử dụng của tài sản, thiết bị, nên hiệu quả chưa cao;
- Chưa có kế hoạch, quy trình cụ thể việc bảo quản tài sản. Viêc chỉ đạo khai thác PTGD cho đội ngũ GV còn hạn chế.
Ngoài ra, có một bộ phận CBQL,GV chưa nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của PTGD trong việc phát triển phẩm chất và năng lực cho trẻ MN.
Kết quả khảo sát thực trạng quản lý PTGD ở các trường mầm non huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau đã đề cập ở chương 2 là cơ sở thực tiễn để tác giả xây dựng các biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý PTGD ở các trường mầm non huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau ở Chương 3.
CHƯƠNG 3
BIỆN PHÁP QUẢN LÝ PHƯƠNG TIỆN GIÁO DỤC Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON HUYỆN THỚI BÌNH, TỈNH CÀ MAU ĐÁP
ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC