9. Cấu trúc của luận văn
1.3.2. Phân loại phương tiện giáo dục ở trường mầm non
Hiện nay, phương tiện giáo dục ở trường mầm non, có thể được phân loại theo một số hình thức sau: Cho đến nay các nhà giáo dục có các quan điểm phân loại khác nhau. Mỗi quan điểm phân loại đều dựa trên tính chất, cấu tạo và mức độ sử dụng PTGD trong quá trình dạy học. Đặc biệt trong những thập niên gần đây, do sự tiến bộ của khoa học công nghệ nên đã đưa vào nhà trường những PTGD có tính kỹ thuật cao gọi là những phương tiện kỹ thuật dạy học.
Cơ sở phân loại các PTGD dựa trên các căn cứ chủ yếu như Cơ sở khoa học về những con đường nhận thức của HS trong quá trình học tập; Chức năng của các loại hình PTGD; Yêu cầu về mặt sư phạm và khả năng trang bị, sử dụng chúng trong nhà trường hiện nay. Từ những cơ sở trên có nhiều cách phân loại khác nhau về PTGD:
a) Phân loại theo căn cứ hình thức tồn tại của đối tượng
- Tài liệu nghe - nhìn: Phim, bản trong, băng đĩa âm thanh, hình ảnh,… - Mô hình: Là vật thay thế cho vật thực được đơn giản hóa, giữ được thuộc tính của sự vật, hiện tượng.
- Mẫu vật: Là vật thực nhưng không còn đủ các thuộc tính của nó. - Phương tiện nghe - nhìn, máy tính: để thể hiện các tài liệu trực quan.
b) Phân loại theo chức năng
- Phương tiện giáo dục truyền tải thông tin (chứng minh) - Phương tiện giáo dục luyện tập (thực hành).
- Phương tiện giáo dục kiểm tra.
- Phương tiện giáo dục hỗ trợ (phương tiện dùng chung)
c) Phân loại theo nguồn gốc, xuất xứ hay giá trị
PTGD theo danh mục quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, PTGD tự làm
d) Phân loại theo hình thức sử dụng
- PTGD dùng chung (phương tiện kĩ thuật dùng chung) gồm: Máy tính, máy chiếu, máy ghi âm, video, cassette, tivi, bảng thông minh…
- PTGD bộ môn bao gồm các loại hình chính như: Tranh ảnh; Mô hình, mẫu vật; Phim đèn chiếu; Bản trong; Băng, đĩa hình; băng, đĩa ghi âm; Phần mềm DH ; Giáo án điện tử; Thư viện điện tử;… [5].