Xây dựng kế hoạch mua sắm, trang bị phương tiện giáo dục ở các trường

Một phần của tài liệu Quản lý phương tiện giáo dục ở các trường mầm non huyện thới bình, tỉnh cà mau đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục 1 (Trang 71 - 73)

9. Cấu trúc của luận văn

3.2.2. Xây dựng kế hoạch mua sắm, trang bị phương tiện giáo dục ở các trường

trường mầm non

3.2.2.1. Mục tiêu

Lập kế hoạch là quá trình thiết lập các mục tiêu về PTGD nhà trường, hệ thống các hoạt động và các điều kiện đảm bảo thực hiện các mục tiêu đó. Việc lập kế hoạch cho phép các nhà quản lý tập trung chú ý vào các mục tiêu. Kế hoạch giúp các nhà quản lý có cái nhìn tổng thể, toàn diện và có thể nhìn thấy tương lai, bảo đảm thực hiện mục tiêu đã định.

Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch quản lý PTGD gắn liền, song song với việc xây dựng kế hoạch chiến lược, dự báo về số GV,HS trong tương lai. Có như vậy PTGD mới đáp ứng kịp thời sự thay đổi, phát triển của nhà trường.

3.2.2.2. Nội dung

CBQL cần nhận thức đầy đủ về yêu cầu của cấp trên, thông qua những Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng và Nhà nước, Chỉ thị của Bộ GD và ĐT, Nghị quyết của Đảng bộ, chính quyền địa phương về kinh tế - xã hội, về giáo dục. Quán triệt mục tiêu của cấp học, những văn bản chỉ đạo về PTGD đối với GDMN.

Điều tra khảo sát, xác định hiện trạng PTGD của nhà trường, từ đó có những thông số cơ bản về số lượng, chủng loại, chất lượng, tình hình sử dụng và bảo quản PTGD của nhà trường.

Xác định mục tiêu kế hoạch bao gồm: Xây dựng, trang bị mới, cải tạo, nâng cấp PTGD của trường theo từng giai đoạn thời gian: dài hạn, trung hạn và ngắn hạn với các cấp độ: kế hoạch 5 năm, kế hoạch 2-3 năm và kế hoạch 1 năm học.

Xác định nguồn lực cần thiết cho việc thực hiện kế hoạch. Phân công cho các đơn vị hoặc cá nhân, quy định cơ chế phối hợp giữa các đơn vị hoặc cá nhân. Xây dựng các phương án tối ưu thực hiện kế hoạch, các quy định quy chế, quy trình quản lý PTGD nhằm đảm bảo việc thực hiện các mục tiêu đã đặt ra và tạo điều kiện dễ dàng cho việc kiểm tra đánh giá.

Kế hoạch phải đánh giá những thuận lợi, khó khăn của nhà trường, kết quả ứng dụng CNTT của GV những năm học trước. Đồng thời xác định nhu cầu của giáo viên, học sinh năm học hiện tại và những năm tiếp theo. CBQL được phân công xây dựng kế hoạch cũng cần quan tâm đến các phong trào, hội thi như: chuyên đề giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, hội thi xây dựng bài giảng E- Learning,...

Kế hoạch dựa trên cơ sở các điều kiện và nguồn đầu tư cho PTGD theo quy định của Nhà nước gồm: ngân sách Nhà nước, vốn tự có, tài trợ, viện trợ,… công tác xã hội hóa giáo dục, huy động mọi tiềm năng có thể có của môi trường bên trong và bên ngoài nhà trường để phục vụ cho công tác giáo dục.

Kế hoạch phải đảm bảo hoạch định thời gian, nội dung thực hiện, phân công các cá nhân/bộ phận thực hiện các nội dung như: trang bị mua sắm, sử dụng, bảo quản, bảo dưỡng và thanh lý PTGD.

Hiệu trưởng cần chỉ đạo xây dựng kế hoạch quản lý PTGD đối với từng bộ phận, NV phụ trách, thiết lập các loại hồ sơ, sổ sách, ghi chép cụ thể, đầy đủ, rõ ràng, nhằm theo dõi tình hình sử dụng các loại tài sản hiện có, theo từng thời gian trong năm học. Điều này giúp cho nhà trường thực hiện tốt công tác dự toán, chuẩn bị mua sắm, trang bị thêm PTGD đáp ứng cho nhu cầu giảng dạy của GV.

Xây dựng hoàn chỉnh kế hoạch quản lý PTGD sẽ giúp Hiệu trưởng có tầm nhìn bao quát về hiện trạng PTGD của nhà trường. Từ đó, có sự phân phối nguồn lực, phân công các bộ phận và cá nhân hợp lý để họ chủ động công tác ngay từ đầu năm học. Việc xây dựng hoàn chỉnh kế hoạch quản lý về PTGD sẽ đảm bảo tính ổn định tương đối, tính hệ thống và tính mục đích. Nó sẽ loại trừ những sự tùy tiện trong mọi hoạt động có liên quan đến PTGD của nhà trường.

Ngoài ra, trong kế hoạch hiệu trưởng cần quan tâm việc tham mư u với Phòng GD-ĐT về vấn đề đầu tư cho phát triển giáo dục, huy động sự đầu tư của các doanh nghiệp, cá nhân.

3.2.2.3 .Cách tiến hành

Căn cứ chế độ, tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định và dự toán ngân sách được giao; nhu cầu thực tế của trường, Ban giám hiệu cần nghiên cứu các văn bản có liên quan đến PTGD, các phong trào, hội thi của ngành, địa phương, tổ chức lấy ý kiến nhu cầu PTGD của GV làm cơ sở để xây dựng dự thảo kế hoạch, lấy ý kiến rộng rãi trong hội đồng nhà trường, sau đó ban hành chính thức, trình cấp trên phê duyệt và tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch.

3.2.2.4. Điều kiện thực hiện

- Báo cáo kết quả sử dụng PTGD của nhà trường những năm học trước. - Các văn bản có liên quan đến PTGD.

- Kế hoạch phải đảm bảo dân chủ, công khai, có sự đồng thuận trong tập thể sư phạm và mang tính khả thi cao.

Một phần của tài liệu Quản lý phương tiện giáo dục ở các trường mầm non huyện thới bình, tỉnh cà mau đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục 1 (Trang 71 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)